Người lớn cần 7-9 giờ ngủ vào ban đêm để hoạt động tốt vào ngày hôm sau. Dưới đây là những lý do tại sao.
1.Tốt cho não: Ngủ quá ít có thể làm chậm bộ nhớ, giảm năng lực học tập và khả năng nhận thức, bao gồm cả tư duy phê phán, kỹ năng toán học và định hướng không gian. Nó cũng có thể gây ra khó chịu và thường liên quan tới trầm cảm. Ngủ không đủ giấc có thể làm thay đổi độ nhạy cảm của não dẫn truyền thần kinh, tăng tính dễ bị tổn thương rối loạn tâm trạng.
2. Tốt cho tim: Những phụ nữ ngủ 5 giờ hoặc ít hơn 5 giờ mỗi đêm có xu hướng có dấu hiệu dễ bị viêm nhiễm hệ thống cơ thể cao hơn so với những người thường xuyên ngủ tới 7 giờ. Kết quả này được rút ra từ các nghiên cứu ở nước Anh. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Đại học Columbia ở thành phố New York cho thấy rằng ngủ quá ít làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong khoảng thời gian 10 năm.
3. Tốt cho cân nặng của bạn: Không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể làm thay đổi mức độ của các kích thích tố điều chỉnh sự thèm ăn và cảm giác no lâu. Đó chính là lý do tại sao thiếu ngủ lại luôn làm bạn có cảm giác đói và khiến bạn dễ bị tăng cân. Những phụ nữ ngủ ít hơn 5 giờ một đêm có một tỷ lệ tăng cân cao hơn đến 16 lần so với những người ngủ đủ 7 giờ, theo một nghiên cứu tại Đại học Case Western Reserve ở Cleveland.
4. Tốt cho hệ thống miễn dịch: Nếu không cho mắt nghỉ ngơi, rất có thể bạn sẽ tự làm tổn thương khả năng chống lại các bệnh cảm lạnh, cúm và các nhiễm trùng của mình và làm ảnh hưởng đến phản ứng của những lần tiêm chủng. Nghiên cứu ở Đức phát hiện ra rằng những người đã có một đêm ngủ đầy đủ sau khi được chủng ngừa viêm gan A sẽ phát hành nội tiết tố tốt hơn cho miễn dịch. Vì vậy, sau mỗi lần tiêm chủng, tốt nhất bạn nên ngủ đầy đủ.
5. Tốt cho hormone: Theo một nghiên cứu tại Đại học Dalhousie ở Halifax, Nova Scotia thì giấc ngủ thất thường có thể gây ra biến động bất thường ở mức độ cortisol (hormon stress). Và nghiên cứu tại Đại học Columbia nhận thấy rằng thường xuyên ngủ 5 giờ hoặc ít hơn 5 giờ mỗi đêm có liên quan đến kháng insulin và tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2.
Theo Gia Đinh
Health/Afamily
Bình luận (0)