Khi gan bị bệnh, bệnh nhân bị đau hạ sườn, lan xuống bụng dưới, can khí vượng gây đau dầu, huyết áp tăng, ù tai. Vì vậy, người bị bệnh gan hay giận dữ, khó chịu.
Hơn nữa, gan tàng hồn và thông qua mắt cho nên sinh mờ mắt, khó ngủ. Bài tập và ăn uống dưới đây sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Khí công nội dưỡng: Người bệnh trước tiên thở bụng dưới, để tâm bình, khí hòa và trưởng dưỡng tinh – khí – thần. Tiếp theo là thở gan, khi hít vào thì ý thủ tại vùng mạn sườn phải, khi thở ra tả lỏng vùng gan và niệm âm "hư" trong tâm tưởng. Cách thở này làm thanh lọc gan, đưa chính khí vào và xả tà khí ra, dần dần trả lại chức năng cho gan.
Bình can tạng: Người bệnh đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay buông xuôi bên hông. Khi hít vào, người bệnh xoay eo và nhìn về bên phải, mắt mở to, đồng thời bàn tay trái áp vào vùng gan thuộc mạn sườn phải (bàn tay sấp), bàn tay phải quành ra sau lưng áo vào mệnh môn – giữa thắt lưng (bàn tay ngửa). Khi thở ra, eo quay về tư thế ban đầu, hai tay buông xuôi bên hông như thế chuẩn bị ban đầu. Làm 18 hơi thở.
Bình can tạng: Người bệnh đứng thẳng, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay buông xuôi bên hông. Khi hít vào, người bệnh xoay eo và nhìn về bên phải, mắt mở to, đồng thời bàn tay trái áp vào vùng gan thuộc mạn sườn phải (bàn tay sấp), bàn tay phải quành ra sau lưng áo vào mệnh môn – giữa thắt lưng (bàn tay ngửa). Khi thở ra, eo quay về tư thế ban đầu, hai tay buông xuôi bên hông như thế chuẩn bị ban đầu. Làm 18 hơi thở.
Vỗ đập can, thận: Từ tư thế chuẩn bị của pháp bình can tạng, khi hít vào thì xoay eo nhìn về bên phải, tay trái vỗ vùng gan (bàn tay sấp) và tay phải đập vào vùng mệnh môn (bàn tay ngửa). Khi thở ra, xoay eo về tư thế ban đầu, 2 tay bên hông. Thực hiện 18 hơi thở.
Ba phương pháp trên luyện tập quanh năm, ngày 2 lần nhưng hiệu quả mạnh nhất là vào mùa thu, luyện tập trong khoảng thời gian từ 5 – 7 giờ sáng. Người tập quay mặt về hướng đông.
Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng
(Trưởng môn phái Thăng Long Võ đạo)
Bee.net.vn
Bee.net.vn
Bình luận (0)