Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách phòng bệnh chân tay lạnh

Tạp Chí Giáo Dục

Triệu chứng chân tay lạnh là một cảnh báo về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu thường xuyên bị lạnh tay chân, bạn không được chủ quan mà phải tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp phòng tránh giúp cơ thể luôn khỏe mạ
Cách phòng bệnh chân tay lạnh
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh chân tay lạnh:
– Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định. Lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh.
– Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt.
– Sự thay đổi các hoóc môn, đặc biệt là hoóc môn sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới.
– Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra cămg thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.
Cách phòng tránh:
– Giữ ấm cơ thể: Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối hoặc một chút tinh dầu hoa cúc hoặc oải hương từ 10-15 phút. Không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật để giữ ấm, vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu.
– Thường xuyên vật động: Không nên để chân tay “ngủ yên” trong những đôi tất ấm. “Thể dục” cho chân tay giúp giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết.
– Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều đồ ăn giàu calo và chất béo trong mùa đông vì chúng giàu năng lượng.
– Nên bổ sung các loại vitamin nhóm B, C, E và các axit amin, giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức để kháng. Tuyệt đối không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với mức bình thường.

Theo Lê Hằng
(SucKhoe)

Bình luận (0)