Nhiều người mặt đỏ lên vì uống vài chén rượu, nhưng điều này cũng là dấu hiệu của nguy cơ ung thư thực quản. Qua nghiên cứu, Philip J. Brooks, một điều tra viên của Phòng Nghiên cứu ảnh hưởng về chuyển hóa và sức khỏe thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về nghiện rượu và lạm dụng đồ uống có cồn đã khuyến cáo như vậy.
Có đến 1/3 người gốc Đông Á gồm người Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên gặp hiện tượng “đỏ mặt” khi uống rượu, nhưng kèm với đỏ mặt sau khi uống rượu còn là đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, cảm giác khó chịu. Theo Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại – một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại. Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất
acetaldehyde độc hại. Đúng như người ta nghĩ, đỏ mặt là do rượu làm cho mạch máu giãn nở, nhưng chính lúc đó có thể hóa chất độc hại đã tích tụ làm căng mạch máu. Ở một số người, do có hai bản sao của gene thiếu hụt này mà các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, khiến họ không thể chịu được một giọt rượu nào. Còn những ai chỉ có một bản sao của gene này thường học cách sống chung với tim đập nhanh và mặt đỏ bừng.
“Những người thiếu hụt gene ALHD2 thực sự có nguy cơ mắc ung thư thực quản nếu họ uống rượu”, Philip J. Brooks viết trong PLoS Medicine, tập hợp những bài báo về y tế do Public Library of Science – thư viện mở về khoa học có uy tín đăng tải. Theo các nghiên cứu, một người bị khiếm khuyết gene nói trên uống 2 cốc bia mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư thực quản gấp 10 lần so với những người có thể chuyển hóa được chất cồn. Thật không may, trong khi nhiều người châu Á quen với tình trạng đỏ mặt khi uống rượu nhưng rất ít người nhận ra đó có thể là báo động đỏ cho một loại ung thư ung thư nguy hiểm.
Có đến 1/3 người gốc Đông Á gồm người Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên gặp hiện tượng “đỏ mặt” khi uống rượu, nhưng kèm với đỏ mặt sau khi uống rượu còn là đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, cảm giác khó chịu. Theo Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại – một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại. Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất
acetaldehyde độc hại. Đúng như người ta nghĩ, đỏ mặt là do rượu làm cho mạch máu giãn nở, nhưng chính lúc đó có thể hóa chất độc hại đã tích tụ làm căng mạch máu. Ở một số người, do có hai bản sao của gene thiếu hụt này mà các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, khiến họ không thể chịu được một giọt rượu nào. Còn những ai chỉ có một bản sao của gene này thường học cách sống chung với tim đập nhanh và mặt đỏ bừng.
“Những người thiếu hụt gene ALHD2 thực sự có nguy cơ mắc ung thư thực quản nếu họ uống rượu”, Philip J. Brooks viết trong PLoS Medicine, tập hợp những bài báo về y tế do Public Library of Science – thư viện mở về khoa học có uy tín đăng tải. Theo các nghiên cứu, một người bị khiếm khuyết gene nói trên uống 2 cốc bia mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư thực quản gấp 10 lần so với những người có thể chuyển hóa được chất cồn. Thật không may, trong khi nhiều người châu Á quen với tình trạng đỏ mặt khi uống rượu nhưng rất ít người nhận ra đó có thể là báo động đỏ cho một loại ung thư ung thư nguy hiểm.
Theo Yên Vũ
(ANTĐ)
Bình luận (0)