Thói quen ăn quá nhiều đường có thể gây tác động tiêu cực tới khả năng tư duy và ghi nhớ, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo.
Đường frutose là thành phần phổ biến trong gia vị, soda, thức ăn chế biến sẵn và nhiều loại thực phẩm khác. Ảnh: blogspot.com.
AFP cho biết, các nhà khoa học của Đại học California tại thành phố Los Angeles huấn luyện một đàn chuột bạch cách tìm lối thoát trong mê cung. Quá trình huấn luyện diễn ra trong 5 ngày. Sau đó họ cho chúng uống nước xi-rô chứa đường frutose trong 6 tuần.
Trong giai đoạn tiếp theo, đàn chuột được chia thành hai nhóm. Các nhà nghiên cứu cho một nhóm ăn omega-3, một dạng axit béo, còn nhóm kia không được ăn. Omega-3 có khả năng làm tăng hoạt động tư duy của động vật.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đặt chuột vào mê cung để chúng tìm lối ra. Kết quả cho thấy nhóm được ăn omega-3 tìm lối ra nhanh hơn nhóm kia.
"Hoạt động trao đổi thông tin giữa các tế bào não của những con chuột không ăn omega-3 giảm rõ rệt khiến chúng gặp khó khăn trong nỗ lực tìm lối ra khỏi mê cung", giáo sư Fernando Gomez-Pinilla, trưởng nhóm nghiên cứu, mô tả.
Kết quả phân tích sâu hơn cho thấy những dấu hiệu chống insulin, một loại hoóc môn kiểm soát đường huyết và chức năng não, trong cơ thể những con chuột không ăn omega-3.
Do insuslin có thể xâm nhập vào não, nó có thể gây nên những phản ứng khiến trí nhớ và khả năng tư duy giảm", Gomez-Pinilla nhận định.
Nếu nói theo cách khác, nếu cơ thể tiếp nhận một lượng đường frutose lớn, quá trình xử lý cảm xúc và tư duy của động vật sẽ giảm.
"Insulin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, bởi nó kiểm soát đường huyết. Song insulin lại đóng một vai trò hoàn toàn khác trong não. Tại não nó tác động tiêu cực tới khả năng nhớ và học tập. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những món ăn giàu đường frutose có thể gây hại cho cả não lẫn cơ thể. Đó là một điều mới", Gomez-Pinilla kết luận.
Đường frutose là thành phần khá phổ biến trong gia vị, soda, thức ăn chế biến sẵn và nhiều loại thực phẩm khác.
Trong giai đoạn tiếp theo, đàn chuột được chia thành hai nhóm. Các nhà nghiên cứu cho một nhóm ăn omega-3, một dạng axit béo, còn nhóm kia không được ăn. Omega-3 có khả năng làm tăng hoạt động tư duy của động vật.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đặt chuột vào mê cung để chúng tìm lối ra. Kết quả cho thấy nhóm được ăn omega-3 tìm lối ra nhanh hơn nhóm kia.
"Hoạt động trao đổi thông tin giữa các tế bào não của những con chuột không ăn omega-3 giảm rõ rệt khiến chúng gặp khó khăn trong nỗ lực tìm lối ra khỏi mê cung", giáo sư Fernando Gomez-Pinilla, trưởng nhóm nghiên cứu, mô tả.
Kết quả phân tích sâu hơn cho thấy những dấu hiệu chống insulin, một loại hoóc môn kiểm soát đường huyết và chức năng não, trong cơ thể những con chuột không ăn omega-3.
Do insuslin có thể xâm nhập vào não, nó có thể gây nên những phản ứng khiến trí nhớ và khả năng tư duy giảm", Gomez-Pinilla nhận định.
Nếu nói theo cách khác, nếu cơ thể tiếp nhận một lượng đường frutose lớn, quá trình xử lý cảm xúc và tư duy của động vật sẽ giảm.
"Insulin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, bởi nó kiểm soát đường huyết. Song insulin lại đóng một vai trò hoàn toàn khác trong não. Tại não nó tác động tiêu cực tới khả năng nhớ và học tập. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những món ăn giàu đường frutose có thể gây hại cho cả não lẫn cơ thể. Đó là một điều mới", Gomez-Pinilla kết luận.
Đường frutose là thành phần khá phổ biến trong gia vị, soda, thức ăn chế biến sẵn và nhiều loại thực phẩm khác.
Theo Minh Long ( VNE)
Bình luận (0)