Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ai nên và không nên ăn đào?

Tạp Chí Giáo Dục

Quả đào có tính ấm, vị ngọt chua, đi vào kinh tâm, can phế và đại trường, có công hiệu bổ khí sinh tân, dưỡng huyết hoạt huyết, tư bổ cường thận, dưỡng nhan làm đẹp. 
Ðào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, nhuận táo, hoạt trướng, lợi tiểu có tác dụng trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết; chữa đại tiện khó đi do huyết táo, chữa ho…
Các bài thuốc dân gian thường dùng
– Chữa kinh nguyệt không đều: quả đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó lấy thịt của quả xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), cho thêm nước sôi vào ăn. Mỗi liệu trình 15 ngày.
– Chữa đại tiện táo bón, khô miệng: quả đào tươi 5 quả, rửa sạch ăn sống, hoặc dùng đào khô 5 quả (15g) sắc nước uống. Mỗi liệu trình 10 ngày.
-Trị chứng ra mồ hôi trộm: quả đào chín tươi 5 quả. Rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối. Dùng liền 5 ngày.
–  Trị ho do lạnh: đào tươi 3 quả, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, thêm 30g đường phèn, hầm cách thủy đến khi nát ra thì bỏ hạt, mỗi ngày dùng 1 lần. Dùng liền 5 ngày.
– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:  quả đào tươi khi ăn gọt vỏ bỏ hạt, mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 1-2 quả.
Lưu ý:  Quả đào ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh về nhiệt không nên ăn nhiều. Bệnh nhân mới ốm dậy yếu dạ dày khó hấp thụ không nên dùng.  Phụ nữ có thai hạn chế ăn nhiều đào sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết.
Theo Lương y Hữu Đức
SKĐS

Bình luận (0)