Giới chuyên môn khuyến cáo những người có tiền sử mắc bệnh hội chứng chuyển hóa, mắc bệnh đái tháo đường thì không nên lạm dụng mì chính.
Tạp chí Dinh dưỡng & Chuyển hóa của Anh số ra cuối tháng 6/2012 đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Khon Kacu (KKU – Thái Lan) cho biết lạm dụng mì chính có thể làm tăng rủi ro béo phì và hội chứng chuyển hóa cho cơ thể (hội chứng chuyển hóa là hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong các bệnh “có tính chất chuyển hóa”- nhất là nhóm bệnh Nội tiết -Tim mạch). Cụ thể hơn, nếu ăn trên 5g mì chính (MSG)/ngày sẽ gây bất lợi và là thủ phạm làm tăng hai căn bệnh nan y nói trên.
Trung bình mỗi người dân châu Á tiêu thụ khoảng 4g mì chính/ngày. Trước nghiên cứu trên, khoa học đã phát hiện thấy, những ai ăn trung bình 0,33g mì chính/ngày có rủi ro thừa cân hơn so với những người không ăn mì chính, nhất là khi lạm dụng mì chính lại ít vận động.
Kết luận trên của KKU được dựa vào nghiên cứu ở 349 người từ 35-55 tuổi thuộc 324 gia đình. Phần lớn các gia đình này đều dùng mì chính để làm tăng khẩu vị thức ăn với mức 250g/10 ngày. Trong quá trình tính toán, các nhà khoa học có tính đến các yếu tố cấu thành như mức độ tiêu thụ thực phẩm tổng thể mỗi ngày, mức hoạt động thể chất và thói quen dùng thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra, nếu ăn nhiều mì chính, thức ăn nhanh còn làm cho lượng đường huyết tăng, dễ mắc bệnh đái tháo đường. Nó còn là thủ phạm tăng đồng thời 3 căn bệnh nan y là kháng insulin, thừa cân và bệnh chuyển hóa.
Vì lý do trên, giới chuyên môn khuyến cáo những người có tiền sử mắc bệnh hội chứng chuyển hóa, mắc bệnh đái tháo đường thì không nên lạm dụng mì chính, nên thay bằng các loại phụ gia mang tính thân thiện và có lợi hơn. Riêng trẻ em không nên lạm dụng mì chính để khi trưởng thành không phải phụ thuộc vào loại phụ gia gây bất lợi này.
Theo SKĐS
Bình luận (0)