Đừng coi thường tình trạng tự nhiên ho về đêm,vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn bị hen suyễn,viêm xoang,trào ngược axit hay thiếu chất dinh dưỡng…
Suốt cả ngày bạn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu của cúm hay viêm họng. Nhưng cứ đến đêm bạn lại bị ho, thậm chí ngứa họng và ho dai dẳng, liên tục. Tình trạng này diễn ra hàng ngày, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh vào hôm sau.
Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao mình chỉ ho vào buổi đêm? Dưới đây là 5 lý do có thể giải thích cho câu hỏi của bạn. Hy vọng rằng qua 5 nguyên nhân sau, bạn có thể xác định được vấn đề mình đang gặp phải và dễ dàng tìm được hướng khắc phục hiệu quả.
1. Hen suyễn
Hầu hết mọi người đánh đồng bệnh suyễn với hình ảnh một người khó thở,thở hổn hển. Mặc dù đây đúng là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh hen suyễn nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất. Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan.
Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Tốt nhất bạn nên đi khám để biết lý do này có chính xác không.
2. Viêm xoang
Nghẹt mũi mãn tính cũng có thể là "thủ phạm" gây ra những cơn ho. Khi xoang bị tắc, bị viêm, các chất nhầy có thể nhỏ giọt xuống mặt sau của cổ họng làm cho bạn ngứa họng và ho.
Viêm xoang có thể do dị ứng gây nên. Để biết có phải bạn bị ho do viêm xoang không, hãy đi khám bác sĩ. Nếu chỉ là bị nghẹt mũi thông thường thì có thể dùng bình xịt mũi để làm thông xoang.
Viêm xoang có thể do dị ứng gây nên. Để biết có phải bạn bị ho do viêm xoang không, hãy đi khám bác sĩ. Nếu chỉ là bị nghẹt mũi thông thường thì có thể dùng bình xịt mũi để làm thông xoang.
3. Trào ngược axit
Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi, dẫn đến ho.
Nếu bạn nghĩ nguyên nhân của mình là do trào ngược axit thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu một chút. Nếu các biện pháp này không hữu ích thì thì bạn nên đi khám để được bác sĩ kê toa thuốc điều trị thích hợp.
4. Thiếu sắt
Một chế độ ăn uống thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định cũng có thể gây ho mãn tính. Cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ gây ra tình trạng sưng và kích thích ở phía sau cổ họng, có thể dẫn đến ho. Trong trường hợp này, bổ sung sắt là tất cả những gì bạn cần làm.
5. Do thuốc uống
Nên kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng,vì một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ là gây ra ho khan Ví dụ như thuốc điều trị cao huyết áp. Nếu bạn thấy mình bị ho không phải do các nguyên nhân trên thì nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân có phải xuất phát từ thuốc bạn đang dùng không.
Theo TTVN
Bình luận (0)