Bố mẹ thường mắc nhiều sai lầm khi cho bé ăn mà không hề hay biết. Đây chính là lý do bữa ăn trở thành “ác mộng trường kì” với bé. Dưới đây là những lỗi bố mẹ thường mắc phải nhất.
Làm tấm gương sai cho bé
Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là trở thành “tấm gương” tốt trong việc thực hiện việc ăn uống đầy đủ với đa dạng các loại thực phẩm thay vì thường xuyên ăn kiêng, ăn quá nhiều, ăn ít rau và để bé ăn một mình. Bé sẽ học tập thói quen ăn uống của bố mẹ và “sao chép” tất cả những hành động dù tốt hay xấu.
Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là trở thành “tấm gương” tốt trong việc thực hiện việc ăn uống đầy đủ với đa dạng các loại thực phẩm thay vì thường xuyên ăn kiêng, ăn quá nhiều, ăn ít rau và để bé ăn một mình. Bé sẽ học tập thói quen ăn uống của bố mẹ và “sao chép” tất cả những hành động dù tốt hay xấu.
Tạo nhiều áp lực cho bé
Theo ông Ellyn Satte, một Chuyên gia Dinh dưỡng gia đình tại Madison, ông hoàn toàn phản đối những áp lực mà mẹ gây ra cho bé ăn trong khi ăn. Khi đó, cơ thể bé có thể bị “quá tải” thức ăn mà mẹ ép, dẫn tới sợ hãi, tránh né những loại thức ăn đó.
Với muỗng ngũ cốc đầu tiên, nếu bé không muốn ăn, mẹ thường cố nài ép. Tiếp tục như vậy với muỗng thứ 2, thứ 3, bé sẽ làm đổ đồ ăn ra quần áo, yếm của mình. Bữa ăn vì thế trở thành “chiến trận”. Mẹ không biết rằng, một số bé có thể tự ăn bột rất tốt. Các chuyên gia khuyên: “Mẹ nên là người chuẩn bị thực đơn cho bé, từ đó tạo không khí vui vẻ, thái độ tích cực và bé sẽ tự ăn theo lượng mà mình muốn”. Đó là một cách ăn khá hiệu quả mà mẹ nên áp dụng.
Tăng thêm đồ ăn
Mẹ thường muốn bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau cùng một lúc. Trong khi bé ăn rau củ, mẹ có thể còn muốn bé ăn thêm bánh. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy “căng thẳng” và gây ra những tác dụng ngược trong việc ăn uống. Điều này sẽ gây lầm tưởng cho bé về giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Bé sẽ nghĩ rằng, bánh hay đồ ngọt tốt cho sức khỏe hơn rau và thịt.
Loại bỏ những thực phẩm mới
Để có thể ăn được nhiều loại thực phẩm mới, bé cần được sử dụng chúng một cách thường xuyên. Theo các chuyên gia, bé cần được tiếp xúc từ 10 tới 15 lần với một loại thực phẩm mới có thể quen với thực phẩm đó. Bé thường lén bắt chước ăn đồ ăn của người lớn bằng cách “nhúp” các loại đồ ăn này, thả vào miệng và “phì” ra những món bé không thích. Mẹ nên mềm mỏng hướng dẫn để bé quen dần và có thể ăn thực phẩm đó ở các lần tiếp theo.
Liên tục nấu món mới
Không quá khó khăn để mẹ thường xuyên chuẩn bị nhiều món lạ cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc này không những không cải thiện được thói quen ăn uống tốt cho mọi người mà còn mất thời gian và công sức. Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm liên quan đến những gì mà mọi người vẫn đang ăn. Đặc biệt, bữa ăn nên có ít nhất một món mà bé đã biết và yêu thích.
Phục vụ với khẩu phần lớn
Nhiều lúc, mẹ mang tới cho bé khẩu phần ăn “ngoại cỡ” như những người lớn khác trong gia đình. Trên thực tế, bé chỉ cần khẩu phần nhỏ phù hợp với mình. Khẩu phần ăn với số lượng nhiều hơn mức cần thiết sẽ khiến bé cảm thấy “quá tải” và rất áp lực. Mẹ nên mua cho bé những chiếc bát nhỏ xinh, đáng yêu dành cho trẻ em
“Dễ tính” với đồ ăn vặt
Không ít ba mẹ cho phép bé thoải mái “thả mình” cả ngày trong rất nhiều bánh quy, bim bim, nước ép trái cây… Thói quen này không thể xây dựng cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh bởi chúng khiến bé không cảm thấy đói trước những bữa ăn chính.
Theo các chuyên gia, bố mẹ không cần thiết phải cắt giảm hoàn toàn những đồ ăn nhẹ bởi chúng vẫn chứa những chất dinh dưỡng bổ sung cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ nên kiểm soát khối lượng và thời điểm bé ăn vào.
Ngọc Minh (TPO)
Bình luận (0)