Bé ít tuổi, người cao niên, người mắc bệnh mãn tính là những nhóm người có khả năng bị nhiễm bệnh cao trong “mùa cúm” hay nhiễm những loại bệnh lây truyền qua đường ăn uống.
Bé ít tuổi thường dễ mắc bệnh do hệ thống miễn dịch còn non yếu và chưa được phát triển đầy đủ. Đó là lý do tại sao bé không nên ăn đồ hải sản nói chung và hàu nói riêng.
Tìm hiểu một chút về hàu
Hàu là loài động vật thân mềm, có vỏ, cùng loài với trai, sò và mực ống. Thịt hàu ngon và ngọt, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều Protein, Gluxit, chất béo, Kẽm, Magie… Hàu được nhiều bậc phụ huynh tin dùng cho con với mong muốn thực phẩm này sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé.
Những món ăn từ hàu
Tùy vào sở thích của từng người mà hàu có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Những món ăn từ hàu phổ biến nhất là hàu chấm mù tạt, hàu nướng… Ở một số nước phương Tây, mọi người sử dụng nước chanh để làm nước sốt chấm hàu, bao gồm nhiều thành phần khác như hẹ, rau mùi tây và giấm.
Những món ăn nấu từ hàu thường được trẻ em yêu thích là hàu lăn bột ngô rồi chiên trong dầu ăn hoặc mỡ lợn, hàu nhồi rau bina nướng, hàu nướng mỡ hành, hàu nướng bơ, hàu nấu cháo… Các món ăn này chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có mùi vị hấp dẫn, màu sắc đẹp mắt.
Hàu và những bệnh lây truyền qua đường thực phẩm
Trong nhiều trường hợp, bé từ 6 tháng tuổi trở đi có thể sử dụng được đồ hải sản, bao gồm cả hàu. Hàu là nguồn cung cấp nguồn protein dồi dào, đem lại nhiều lợi ích cho bé qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, bé sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu ăn hàu sống hay hàu chưa chín kỹ. Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu kĩ cách sơ chế và chế biến hàu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ăn hàu sống hoặc hàu chưa nấu chín kỹ có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe những người mắc bệnh gan và người có hệ miễn dịch yếu như bé. Nguyên nhân của điều này do:
Vi khuẩn Vibrio vulnificus
Hàu sống có chứa loại vi khuẩn mang tên Vibrio vulnificus. Vi khuẩn này làm ô nhiễm nguồn nước ven biển, đặc biệt là nguồn nước ấm – nơi nuôi hàu. Bé ít tuổi ăn phải hàu có chứa loại vi khuẩn này sẽ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn, ớn lạnh, sốt và sốc trong vòng 48 giờ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ, nấu hàu chín kĩ sẽ tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh trên.
Nhóm vi khuẩn khác
Nhóm các vi khuẩn gồm Campylobacter, Listeria và một số vi khuẩn khác thuộc nhóm vi khuẩn Vibrio cũng là nguyên chính gây nên bệnh tả.
Hàu sống có thể lây truyền virut viêm gan A cho người ăn. Bệnh gan siêu vi có những triệu chứng giống như bệnh cúm. Vi khuẩn này lan truyền qua nước, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn hoặc lây lan từ tay chân người nấu ăn không vệ sinh sạch sẽ, người bị đi ngoài.
Hàu chứa các loại kim loại nặng độc tính
Những loại kim loại nặng này rất độc hại cho gan và thận. Một nghiên cứu mới đây cho biết nồng độ Chì, Đồng, Kẽm trong mô mềm của hàu gây hại cho sức khỏe người sử dụng
Cách khắc phục
– Mẹ không nên hoàn toàn loại bỏ loại hải sản này khỏi chế độ dinh dưỡng cho bé. Mẹ chỉ cần chú ý cách nấu nướng hợp lý là có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
– Không cho bé ăn hàu sống hay nấu chưa chín.
– Mẹ cần đeo gang tay khi chế biến hàu
– Khi hấp hay luộc hàu, mẹ nên chú ý để vỏ hàu mở miệng, nhờ đó phần thịt hàu mới được nấu chín kĩ
– Các bé dễ bị mẫn cảm không nên ăn hàu.
– Nếu bé có bệnh lý đặc biệt, mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc nên cho bé ăn hàu hay không.
Phương Linh (TPO)
Bình luận (0)