Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Măng tre

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Giòn, hơi hắc và nhẫn nhưng măng tre được xem là loại rau sạch và dễ dàng sử dụng trong các món kho, xào hay gỏi.
Măng là mầm của các loại cây thuộc họ tre, có thể ăn được. Măng tre phủ đầy lông tơ được thu hoạch ngay khi nhú khỏi mặt đất. Măng không được dùng sống vì vị đắng của nó. Tùy theo món ăn mà măng được luộc hay nướng. Nhiều loại tre được sử dụng trong trị liệu. Măng non rất giòn và không xơ, được dân châu Á sử dụng tươi hay khô hơn là đóng hộp, không ngon vì mất đi một phần vitamin và có mùi kim loại.

Ảnh: Minh Khôi
Theo tạp chí Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety thì măng tre cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần chống ô xy hóa giúp ngăn ngừa ung thư, giảm cân và tránh sự hình thành của các vi khuẩn, cải thiện sự thèm ăn và tiêu hóa, giảm cholesterol. Bởi vì đây là loại thực phẩm không phân bón, nên giàu protein, glucid, hydrat carbon, khoáng chất và chất xơ mà lại ít chất béo và đường. Với xu hướng hiện nay là quay trở lại việc ăn uống thanh đạm và sạch thì măng tre có thể trở nên thực phẩm thiết yếu bởi sự tăng trưởng nhanh chóng. Tre còn được xem là biểu tượng của sự hưng thịnh và may mắn.
Tre là dược liệu được sử dụng nhiều nhất trong các đơn thuốc về đông dược. Với tính năng có thể cung cấp những khoáng chất tự nhiên cho cơ thể, thành phần exsudat từ tre giúp gìn giữ các khớp, ổn định hàm lượng khoáng chất cho xương và hỗ trợ mau lành trong các trường hợp nứt gãy xương.
Lưu ý: Sau khi bóc các bẹ măng, cần gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi ngâm nước sạch, rửa nhiều lần rồi thái mỏng và luộc đi luộc lại nhiều lần, mục đích là để loại bỏ acid cyanhydric, chất gây ngộ độc có trong măng.
Theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)