Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

8 “sát thủ” đe dọa sức khỏe dân công sở

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

 

Công việc thụ động phải ngồi nhiều khiến dân văn phòng thường mắc nhiều loại bệnh. Dưới đây là 8 "sát thủ" có thể đe dọa sức khỏe của dân công sở.

1. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm và béo phì, thiếu ngủ có thể làm hại chức năng nhận thức, trí nhớ và hệ miễn dịch, đồng thời còn dẫn tới các tại nạn giao thông. Ngủ không đủ còn làm thay đổi nhịp điệu của sự trao đổi chất, giảm cảm giác ngon miệng.
Người trưởng thành nên đảm bảo ngủ tối thiểu 6,5 tiếng/ngày.
Giải pháp: Nên ngủ ở những nơi ít tiếng ồn, ít ánh sáng. Giảm các hoạt động như online, lướt facebook, đánh máy… trước khi ngủ, duy trì thời gian ngủ cố định.
Ảnh minh họa.
2. Thiếu chất
Ăn kiêng để giảm béo nên dễ khiến cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó hoặc thiếu năng lượng. Người lớn mỗi ngày tối thiểu cần 1500kcal, nếu khối lượng công việc nhiều, thì cần khoảng 2000kcal, liên tục bổ sung dinh dưỡng là điều kiện làm việc đạt hiệu quả tối đa.
Giải pháp: Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhịn ăn sáng có thể khiến bạn hạ đường huyết, dẫn tới thiếu máu hoặc tinh thần giảm sút. Bữa sáng nên ăn những món ít béo, ít muối, nhiều chất xơ, hoa quả, sữa và một số loại thịt và trứng.
3. Thiếu máu
Người thiếu máu không thể được cung cấp đủ oxy, năng lượng cơ thể thiếu sẽ cảm thấy yếu ớt, chóng mặt, lo lắng, nếu kéo dài móng tay trở nên rất yếu, sắc mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống. Thiếu máu còn khiến não thiếu oxy, trí nhớ kém, hay quên, rối loạn tâm thần và trầm cảm.
Giải pháp: Nên ăn nhiều thịt nạc, gan, sò ốc và ngũ cốc, những thứ này có thể xoa dịu triệu chứng mệt mỏi do thiếu máu gây ra.
4. Trầm cảm
Cơ thể liên tục mệt mỏi và thiếu sức sống có thể khiến bạn mất hứng thú với nhiều việc, hay quên đặc biệt không có những quyết định sáng suốt.
Những người bị trầm cảm thường bị mệt mỏi mãn tính, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, tâm trạng tệ, bất lực, hay khóc, thường muốn tự sát, phải cố gắng rất nhiều mới giải quyết được các công việc hàng ngày, không thể kiểm soát được suy nghĩ.
Giải pháp: Tự đánh giá trạng thái tinh thần tâm lý để điều chỉnh. Nghiêm trọng hơn đến bệnh viện kiểm tra tâm lý.
5. Suy giảm chức năng tuyến giáp
Cảm thấy mệt mỏi khi dậy vào buổi sáng. Dù ngủ 10 tiếng/ngày vẫn không thèm ngủ hoặc nếu không thiết đi một lát sẽ không thể tiếp tục công việc, các triệu chứng này có thể do sự suy giáp gây ra. Còn những người bị cường giáp có thể do buổi tối mất ngủ khiến ban ngày cảm thấy mệt.
Giải pháp: Hãy đi xét nghiệm máu và tự điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình.
6. Mất nước
Cơ thể mất nước thể nhẹ sẽ gây mệt mỏi, bởi vì khi thiếu nước lưu lượng máu giảm xuống, lúc này tim phải tăng nhịp đập để duy trì đủ lượng máu. Đừng đợi đến khi khát mới uống nước, bởi vì khi bạn thấy khát, tức là cơ thể bạn đã mất đi 2-3% lượng nước.
Giải pháp: Hãy uống đủ lượng nước cần thiết. Bởi vì nước có thể tăng sức sống cho hemoglobin, cải thiện chức năng miễn dịch.
7. Bệnh tim
Mệt mỏi chính là dấu hiệu cơ thể bắt đầu thiếu oxy, do cảm giác mệt mỏi thường hay gặp nên ít người để ý. Triệu chứng mệt mỏi do bệnh tim gây ra thường khiến tuần hoàn máu kém, chất thải của sự trao đổi chất có thể tích lũy trong cơ thể, kích thích các dây thần kinh gây mệt mỏi.
Giải pháp: Để ý xem cơ thể có mệt mỏi và bị rối loạn giấc ngủ hay không, để sớm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
8. Hội chứng mệt mỏi và hội chứng đau xơ cơ
Hội chứng đau xơ cơ là bệnh viêm khớp dạng thấp, 90% người bệnh gặp khó khi ngủ; trên 50% người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng thường nặng hơn khi thời tiết chuyển lạnh, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Nếu bạn thường xuyên thấy mệt mà không rõ nguyên nhân, hãy đi bệnh viện kiểm tra xem có mắc chứng đau xơ cơ hay không.
Giải pháp: Nên dành 30 phút đạp xe/ngày để giảm bớt tình trạng mệt mỏi của cơ thể.
Theo TTVN


Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)