Bệnh trầm cảm là do sự mất cân bằng các yếu tố hóa học của não bộ, đặc biệt là do giảm sản sinh các nơron thần kinh có nhiệm vụ truyền thông tin (serotonin, dopamine…) gây ra. Nguyên nhân có thể bạn đã biết, tuy nhiên một số chuyên gia cảnh báo những thói quen hàng ngày cũng không ngoại lệ khi tình trạng tinh thần u uất càng trở nên trầm trọng.
Cảm xúc tiếc nuối và hổ thẹn khắc sâu:
Những gì mà chúng ta đã bỏ qua cơ hội giành chiến thắng thường thấy tiếc nuối. Nếu càng ngập sâu trong sự tiếc nuối đó khiến tâm trạng ngày càng xấu đi, ảnh hưởng không tốt đến thành quả của nhiều công việc khác. Cách tốt nhất, bạn hãy cố gắng vượt qua chính mình, đối diện với những thất bại và sai lầm để không cảm thấy tiếc nuối.
Cau có, khó chịu:
Bản tính như vậy sẽ khiến bạn rơi vào tình thế cô lập không chỉ ở nhà mà cả ở cơ quan hay thậm chí ngoài xã hội. Bạn cảm thấy không hài lòng và rất khó chịu khi ai đó không vừa ý bạn, hay chính việc bạn làm cũng không vừa ý mình.
Chính điều này về lâu dài sẽ khiến bạn trở thành con người của bạo lực, mối nguy cho các tình huống trong cuộc sống hạnh phúc gia đình. Để ngăn ngừa lối sống như vậy, bạn hãy chọn cho mình một hình thức giải trí đơn giản như đi xem phim, picnic, hay hát karaoke cùng bạn bè xả stress.
Sống trong quá khứ:
Dù quá khứ có đẹp đến thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể ngồi mỉm cười với những điều đó hay “gặm nhấm” từng nỗi đau mà mình đã trải qua. Nó sẽ rất tệ hại và chỉ biến bạn thành một kẻ thua cuộc. Hãy học cách sống bỏ qua những quá khứ đau buồn, tự tha thứ cho bản thân về những lỗi lầm đã qua, sống với thực tế và có trách nhiệm với những gì đang chờ đón bạn.
Tự ti:
Những ai sở hữu tính cách tự ti thường cho rằng mình luôn yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi trội so với người khác, tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Từ những nhận thức sai lệch như vậy khiến họ trở nên thụ động, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc vì sợ thất bại, sợ chịu trách nhiệm. Và chắc chắn điều này sẽ khiến bạn trở nên cô lập, thiếu sự hoạt động nhóm và lâm vào những nguy cơ mắc bệnh về thần kinh.
Ganh tị hay so sánh:
Việc so sánh chỉ đúng trong trường hợp là giá trị hiện thực mà bạn đang có với những gì bạn chưa làm được hay đạt được trong quá khứ, nhưng không nên thường xuyên làm điều này vì sẽ dẫn đến sáo rỗng. Một điều quan trọng nữa bạn nên chú ý là đừng so sánh mình với người bạn thân nhất hay với một số người thân và cũng không nên ganh đua với người khác theo kiểu ăn thua để rồi kết cục sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và họ. Nếu thường xuyên ganh tị với ai đó thì bạn sẽ tạo thành một vỏ bọc bao quanh mình là tính tự ti, ghen tị và ngại giao tiếp.
Theo ANTĐ
Bình luận (0)