Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Gia tăng bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Theo thống kê của Bệnh viện Nhiệt đới TƯ, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh truyền nhiễm thời điểm hiện tại tăng 3 – 4 lần với với thời điểm trước.
Chị Nguyễn Vân Anh đưa chồng là Vũ Quốc Cường (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) nhập viện vì cúm A H1N1 đã mấy ngày nay. Trước đó, anh Cường có các dấu hiệu như: cảm, sốt, ho, viêm họng,…Chị Vân Anh cho biết: “Mới đầu anh nhà mình có triệu chứng là viêm họng ý thì mình ra hiệu thuốc mua cái viên ngậm ý. Chứ mình cũng không nghĩ là cúm A gì đó đâu”.
 Anh Cường chỉ là 1 trong rất nhiều bệnh nhân hiện đang được điều trị ở bệnh viện Nhiệt Đới TƯ. Theo thống kê của Bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh truyền nhiễm thời điểm hiện tại tăng 3- 4 lần với với thời điểm trước. Trong đó, chủ yếu là các bệnh như: cúm A H1N1, sốt xuất huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…
 Theo ThS.BS Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương), thời tiết giao mùa khiến cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi đột ngột của môi trường. “Ngoài ra, thời tiết nóng dần lên sẽ làm các tác nhân gây bệnh phát sinh, phát triển: ruồi, muỗi, chuột,…Nó vừa là tác nhân gây bệnh, cũng vừa là trung gian truyền bệnh, nhất là các bệnh qua đường ăn uống”, ThS.BS Nguyễn Tiến Lâm chia sẻ.
 Theo các chuyên gia y tế, bệnh truyền nhiễm là những bệnh gây ra bởi vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng. Một số bệnh cũng có thể truyền qua vết cắn của côn trùng, động vật, hoặc qua thức ăn, nguồn nước ô nhiễm,…
 Khi mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân có thể có những biểu hiện chung như: sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ,… Hầu hết các bệnh truyền nhiễm chỉ có các biến chứng nhỏ. Nhưng cũng có một số bệnh như viêm phổi, các bệnh viêm màng não,… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.
 Gia tăng bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa
 
Chia sẻ về các biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm trong thời tiết giao mùa, ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm cho biết: “Đối với các bệnh lây truyền qua đường ăn uống (như tiêu chảy, lị, tả,..), chúng ta nên ăn chín uống sôi, sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ hoặc những thực phẩm đã qua kiểm định,… Ngoài ra, cũng cần thường xuyên vệ sinh môi trường, dọn dẹp nhà ở,… tiêu diệt vật chủ trung gian gây bệnh như chuột, muỗi, ruồi,… Còn đối với những bệnh đã có vacxin đặc hiệu (như cúm, thủy đậu, sởi, rubella,…), chúng ta phải tiến hành tiêm chủng theo đúng lịch,….”.
 Ngoài ra, nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi bị động vật cắn; khi có hiện tượng ho kéo dài, khó thở, nhức đầu dữ dội kèm sốt cao và co giật; khi trên da bị phát ban hoặc sưng đỏ,…”, ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm nhấn mạnh.
Theo DTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)