Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

7 lỗi thường mắc trong lựa chọn và chế biến thực phẩm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mặc dù đã lựa chọn những thực phẩm tươi nhất, nhưng khi chế biến chúng ta vẫn để mất đi chất dinh dưỡng cần thiết của thực phẩm. Điều này vô tình ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người.

Mặc dù đã lựa chọn những thực phẩm tươi nhất, nhưng khi chế biến chúng ta vẫn để mất đi chất dinh dưỡng cần thiết của thực phẩm. Điều này vô tình ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người.
Dưới đây là 7 lỗi trong lựa chọn và chế biến thực phẩm mà hầu hết bà nội trợ nào cũng có thể mắc phải.
1. Mua quá nhiều rau trong một lần
Tiến sỹ Gerrt Brewstern, cố vấn sức khỏe của Bệnh viện Payne Whitney Westchester cho biết, vitamin và khoáng chất trong rau quả đã bị mất ngay từ lúc hái. Hay nói cách khác, bạn cất giữ rau quả càng lâu, thì dinh dưỡng của chúng càng ít đi.
Theo nghiên cứu, sau 1 tuần cất trong tủ lạnh, một nửa axit folic và 40% chất luteic trong rau bina sẽ tự nhiên mất đi. Ông Brewstern khuyến cáo, đừng mua quá nhiều rau trong một lần, tốt nhất nên mua 3 lần/tuần.
2. Đựng thực phẩm trong túi trong suốt
Nếu bạn đang uống sữa túi hoặc đựng thực phẩm trong túi trong suốt, vậy bạn hãy chuyển sang sữa hộp và đựng thực phẩm trong hộp kín. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ghent (Bỉ) cho hay, chất riboflavin trong sữa và rau dễ bị mất đi dưới ánh sáng mặt trời. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thực phẩm Mỹ, cố gắng tránh để sữa và ngũ cốc trong túi đựng trong suốt, để có thể bảo lưu chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
3. Xào tỏi ngay khi vừa bóc
Trưởng nhóm nghiên cứu dinh dưỡng học thuộc Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ – ông John Milner cho biết: “Ít nhất hãy chờ 10 phút sau khi đập hay thái tỏi rồi mới xào tỏi. Đập tỏi sẽ dẫn tới phản ứng hóa học của loại enzym, giải phóng ra một hợp chất có thể chống ung thư. Do đó 10 phút sau mới xào tỏi chính là để hợp chất này có đủ thời gian để được giải phóng toàn bộ”.
4. Hạn chế sử dụng nhiều loại gia vị
Dùng nhiều gia vị và hương liệu thực vật trong quá trình nấu vừa giúp món ăn thêm đậm đà mà còn bảo vệ bạn tránh bị tổn hại bởi chất độc trong thực phẩm. Một cuộc thử nghiệm kháng khuẩn (bao gồm khuẩn escherichia, khuẩn staphylococcus aureus và khuẩn salmonella…) được tiến hành với 20 loại gia vị phổ biến của các chuyên gia Hồng Kông phát hiện, đinh hương, quế đều có khả năng kháng khuẩn rất mạnh.
Một nghiên cứu khác của “Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm” Mỹ cũng cho thấy, hương thảo, húng tây, hạt nhục khấu và lá cây nguyệt quế cũng giàu chất chống oxy hóa. Vì vậy, đừng quá né tránh việc dùng các loại giai vị, thêm một chút gia vị vào mỗi lần nấu vừa an toàn vừa khỏe mạnh.
5. Gọt vỏ hoa quả quá sâu
Theo “Tạp chí nghiên cứu dinh dưỡng” Mỹ, đa số hoạt động của chất chống oxy hóa trong vỏ trái cây cao gấp – 27 lần so với trong phần thịt quả. Các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, vỏ khoai tây và cà rốt chỉ cần gọt một lớp mỏng, còn với những loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn thì chỉ cần gọt sâu hơn một chút là được.
6. Một số quả cần rửa và không cần rửa
Khi ăn mận hoặc dâu tay, chúng ta đều rửa chúng. Nhưng khi ăn chuối, cam hoặc xoài, rất ít người rửa chúng. Việc rửa những thực phẩm phải gọt vỏ nghe có vẻ lạ tai, nhưng những hại khuẩn lưu lại trên bề mặt có thể nhiễm vào tay, khi gọt hay bóc vỏ chúng có thể ngấm vào bên trong quả.
Vì vậy, bạn cần rửa sạch thực phẩm trước khi gọt hoặc bóc vỏ. Bạn cũng nên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước ấm ít nhất trong 20 giây, để phòng ngừa hiệu quả sự lây lan của vi khuẩn, sau đó mới bắt đầu gọt, bóc vỏ thực phẩm.
7. Kết hợp thực phẩm không đúng cách
Kết hợp thực phẩm sai sẽ làm giảm một nửa dinh dưỡng. Nhiều người khi thấy mêt mới nghĩ tới bổ sung sắt. Bổ sung sắt nên chú ý sự kết hợp khoa học giữa các thực phẩm khác nhau. Khi ăn cùng lúc những món giàu vitamin C như các loại đậu, rau xanh, ớt, khoai khoai tây, dâu tây… sẽ tăng hiệu quả hấp thụ sắt. Trái lại, uống trà hay cà phê lại có thể ức chế hấp thụ tối đa 60% sắt cho cơ thể.
Theo Gia Đình
Afamily


Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)