Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Điểm danh các loại ho và cách xử lý

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Ho là một phản xạ sinh lý có lợi nhằm bảo vệ cơ thể; thông qua cơ chế thở ra rất mạnh, ho tống chất đàm nhớt, mầm bệnh, dị vật… từ trong đường thở ra ngoài, giúp làm sạch đường thở.

Ngày càng nhiều người dùng quan tâm đến việc chọn mua các loại thuốc điều trị ho có nguồn gốc từ thảo dược  – Ảnh: Phước Huy
Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hô hấp, khi thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc các chất dị ứng, chất kích thích hay đơn giản do ngửi khói thuốc lá thụ động.
Sử dụng thuốc trị ho đúng cách
Ho mặc dù là phản xạ có lợi cho cơ thể, nhưng lại gây cảm giác khó chịu, mất ngủ, khan cổ họng, gây cản trở và ngại ngùng trong giao tiếp. Nếu để cơn ho kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ho cần phải được điều trị ngay khi triệu chứng xuất hiện, bao gồm cả triệu chứng và nguyên nhân gây ra ho.
Điều trị triệu chứng ho: Bằng 2 phương pháp là ức chế phản xạ ho của hệ thần kinh trung ương hoặc giảm kích ứng gây ho tại điểm bị kích ứng. Các loại thuốc điều trị bằng phương pháp ức chế thần kinh với thành phần chủ yếu là Codein, dẫn chất của Morphin, thường gây cảm giác buồn ngủ và dễ gây nghiện nếu sử dụng quá liều và gây ức chế hô hấp nếu dùng cho trẻ quá nhỏ, người lớn tuổi hay người có bệnh phổi mạn tính. Do đó, y học khuyến cáo không nên lạm dụng mà phải sử dụng cẩn thận dưới sự chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế tác dụng phụ của các loại thuốc này, xu hướng ngày nay trong y học là tìm về các loại thuốc được bào chế từ sự kết hợp của các thành phần thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên được trích ly tinh dầu cô đặc gồm tần, tràm, gừng, bạc hà… có hiệu quả điều trị ho tương tự và an toàn cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. 
Điều trị nguyên nhân gây ho: Có nhiều nguyên nhân gây ho, phổ biến nhất là ho do thay đổi thời tiết và nhiễm
vi rút với biểu hiện viêm họng. Khi bị ho do biến đổi thời tiết người bệnh có thể sử dụng các loại kẹo ngậm có thành phần gừng, tràm, quế để giữ ấm, giảm kích ứng gây ho, giữ ấm vùng ngực và cổ. Khi ho do nhiễm
vi rút cần tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng việc nghỉ ngơi, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Nếu cơn ho kèm theo tức ngực, có đàm vàng hoặc xanh; thậm chí kèm theo sốt, và kéo dài từ 1-2 tuần thì người bệnh phải gặp bác sĩ để xác định loại kháng sinh thích hợp hoặc soi cấy đàm tìm vi trùng khi cần thiết.
Thuốc từ thảo dược trị ho an toàn
Chính vì ho là phản xạ bảo vệ đường thở nên người bệnh chỉ dùng thuốc ho khi ho khan nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc giấc ngủ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của cơn ho mà có thể điều trị tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ điều trị. Để điều trị ho tại nhà, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian được chế biến từ gừng, tràm, tần dày lá, bạc hà. Khi sử dụng các bài thuốc dân gian sẽ ít có ít tác hại đến sức khỏe như thuốc bào chế theo công thức hóa học, tuy nhiên hạn chế của các bài thuốc dân gian hay còn gọi là thuốc đông y chính là người bệnh phải tốn thời gian sắc thuốc và uống thành nhiều thang. Ngoài ra, việc sắc thuốc không đúng cách làm giảm sút hiệu quả thuốc, đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài để đạt hiệu quả. Với nhịp sống bận rộn cùng sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh cũng có thể tìm các loại thuốc tây y có thành phần thảo dược trích ly tinh dầu cô đặc và bào chế theo liều lượng phù hợp với thể trạng, độ tuổi của từng người để điều trị những cơn ho từ nhẹ đến nặng.

Th.s – BS Âu Thanh Tùng – Trưởng phân khoa Hô hấp – BV ĐHYD
 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)