Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đọng lại dư âm ngày Tết!

Tạp Chí Giáo Dục

Ngưi lao đng, giáo viên, hc sinh… đã tr li nhp sng tt bt, công vic thưng nht nhưng dư âm ngày Tết c truyn ca dân tc vn còn thân thương đng li.


Hc sinh Trưng Mm non Hương Nng Hng (TP.Th Đc) đưc cô giáo gii thiu v cách gói bánh chưng, bánh tét

Súng sính trang phục áo dài truyền thống của dân tộc, nhóm lửa nấu bánh chưng, bánh tét ngay tại sân trường là những hình ảnh nổi bật và quen thuộc với các trường học trong mùa Tết năm nay.

Tết xưa vi áo dài, bánh chưng, bánh tét…

Mặc dù áo dài truyền thống có nhiều dịp để mặc trong năm và đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam nhưng “diện” áo dài ngày Tết năm nào cũng đem đến cảm giác hồi hộp, đầy tự hào, hứng khởi. Bà Nguyễn Thị Kim Hoa (Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Nắng Hồng (TP.Thủ Đức) chia sẻ, sân ngày xuân trở nên vui tươi, rực rỡ lạ thường bởi những tà áo dài đầy màu sắc được mặc lên những cô, cậu học trò nhỏ. Nhìn những em nhỏ khối chồi, lá lần đầu tiên được súng sính mặc chiếc áo dài truyền thống của dân tộc vui tươi nô đùa bên những cành mai, cành đào rực rỡ, không khí Tết xưa bỗng ùa về, chan hòa, ấm áp đến lạ!

Cùng với giáo viên, các em cũng đã trải nghiệm tập gói bánh chưng, bánh tét ngay tại sân trường. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, các em được tập làm những công đoạn giản đơn như xếp lá, lau lá chuối và được các cô giải thích để hiểu hơn từng nguyên liệu, công đoạn làm nên chiếc bánh cổ truyền ngày Tết. Bà Hoa cho rằng, ở thành phố lớn, đôi khi vì công việc bận rộn, một số gia đình không gói bánh chưng, bánh tét mà chỉ đặt mua. Hoặc cũng có những gia đình đưa trẻ về quê hương ăn Tết vào thời điểm khá trễ nên trẻ không kịp có được trải nghiệm ngồi bên xem ông bà, cha mẹ gói bánh hay canh bếp lửa nấu bánh bập bùng. Hoạt động tổ chức gói bánh chưng, bánh tét được tổ chức tại trường giúp các em có được những hình dung và hiểu thêm về ý nghĩa, phong tục trong Tết cổ truyền của dân tộc. Trong ngày đầu năm đi học lại sau kỳ nghỉ Tết, các em cũng được tìm hiểu về nét đẹp ở phong tục lì xì.

Bếp lửa cũng đã được nhóm lên tại nhiều sân trường ĐH, nơi những chiếc bánh chưng, bánh tét được các giảng viên, sinh viên kỳ công gói tỉ mỉ, cẩn thận. Tại Trường ĐH Hoa Sen, các giảng viên đã cùng nhau gói 200 chiếc bánh chưng, đem nấu chín tại sân trường. Một giảng viên thổ lộ, ngồi gói bánh mà những kỷ niệm thời ấu thơ bên ba mẹ “trông bánh chưng chờ trời sáng” chợt ùa về, thật xúc động. Đúng là mỗi năm, chúng ta đón thêm một cái Tết nhưng dư vị của những mùa Tết cũ vẫn hết sức thân thương, lắng đọng. Những chiếc bánh nóng hổi được gửi đến tận tay các giảng viên, cùng với đó, một số trò chơi như tìm hiểu về câu đối Tết, hát lô tô… được tổ chức góp phần gắn kết thêm yêu thương cho mùa xuân.

Gi nh v văn hóa c truyn ca dân tc

Hoạt động gói bánh chưng, bánh tét đón xuân được Trường ĐH Văn Lang tổ chức thường niên 10 năm nay như một dịp cuối năm để giảng viên, nhân viên cùng ngồi lại hàn huyên những câu chuyện của một năm qua, bày tỏ những ước vọng trước thềm năm mới. ThS. Trần Thị Thu Thủy (Chủ tịch Công đoàn Trường ĐH Văn Lang) chia sẻ: “Ngày nay, các gia đình ít có dịp ngồi lại để gói bánh chưng, bánh tét cùng nhau, đặc biệt là các thầy cô trẻ. Vì thế mỗi dịp Tết đến xuân về, trường tổ chức hoạt động gói bánh chưng, bánh tét để các thầy cô có dịp “kiểm tra” lại tay nghề gói bánh, cũng như giao lưu, quây quần chuyện trò, gợi lại ký ức cũ. Theo bà Thủy, tùy độ “khéo tay”, mỗi thầy cô có thể chọn tham gia từng công đoạn như đãi đậu, vo nếp, rửa lá, gói và nấu bánh. Những giảng viên gói chưa rành có thể phụ trách công đoạn cắt, xếp lá và học hỏi cách gói từ các thầy cô “lành nghề”. Từng chiếc bánh dẻo thơm mùi nếp đã được chuyển về các tổ công đoàn để cùng sẻ chia niềm vui Tết.


Ni bánh chưng nu bng bếp ci ngay ti sân Trưng ĐH Hoa Sen gi li ký c Tết xưa

Còn tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, dư vị ngày Tết càng đậm đà hương vị truyền thống hơn khi các sinh viên được học cách bày mâm bánh dân gian cùng nghệ nhân Huỳnh Ngọc Lan. Bên cạnh đó, các sinh viên còn được tìm hiểu quá trình làm nên những chiếc bánh dân gian, được thưởng thức hương vị của các món ăn đã gắn liền với văn hóa Tết Việt. Ngoài ra, “Phiên chợ ba miền” cũng được trường tổ chức, ví như “cỗ máy thời gian” đưa sinh viên về với Tết xưa thông qua những trò chơi dân gian gần gũi, quen thuộc như: Đẩy gậy, nhảy dây tập thể, bịt mắt cướp cờ…

Hơn 150 đòn bánh tét được giảng viên, sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) gói dịp Tết năm nay đã gửi tặng các viên chức, người lao động khó khăn trong trường. Đây còn là món quà ý nghĩa gửi đến một số mái ấm, nhà mở, viện dưỡng lão, bệnh viện, người khó khăn… ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trưởng ban Truyền thông Trường ĐH Quốc tế) cho hay, nhiều sinh viên quốc tế đang theo học tại trường lần đầu tiên được tham gia gói bánh truyền thống của Việt Nam đều cảm thấy hào hứng mặc dù cũng vô cùng bỡ ngỡ. Các sinh viên còn cảm động hơn khi biết số bánh này được gửi tặng cho những gia đình khó khăn để chia sẻ niềm vui Tết. Qua đây, sinh viên các nước có cơ hội hiểu rõ hơn về văn hóa cổ truyền của người Việt.

Vit Ngân

Bình luận (0)