Tay vợt bóng bàn số một Việt Nam may mắn sinh ra trong một gia đình mà cả cha, mẹ, anh em đều rất ham thích bóng bàn. Anh cho biết từ khi đi học mẫu giáo đã biết cách cầm vợt…
Đến năm 7 tuổi, Quốc thường lẽo đẽo theo anh trai mình là Đoàn Hoài An trong các buổi tập của VĐV năng khiếu tỉnh Khánh Hoà, chủ yếu để nhặt bóng…cho các anh chị lớn tập. Rồi có lần HLV Nguyễn Văn Hoà yêu cầu cậu bé Quốc thử động tác chống đẩy, cậu chàng liền làm luôn một mạnh đến gần 40 cái. Thế là Quốc bất ngờ được nhận vào đội tập luyện ngay. Bóng bàn cũng gắn với cuộc đời Kiến Quốc từ đó. Trở thành tay vợt số 1 Việt Nam, rồi số 3 Đông Nam Á trong làng bóng bàn không phải là điều ai cũng làm được. Nhưng cũng mới đây, Đoàn Kiến Quốc chính thức giã từ bóng bàn. NKVĐV xin ghi lại những chia sẻ của tay vợt bóng bàn số 1 Việt Nam.
Trong suốt 20 năm cầm vợt đã có biết bao gian khổ vinh quang và cay đắng. Nhưng đọng lại sâu đậm nhất trong Quốc chính là kỷ niệm về hai lần đoạt vé tới Olympic 2004 và Bắc Kinh 2008. Bóng bàn VIệt Nam lâu nay không ít nhân tài, nhưng mấy ai có vinh dự ấy.
Ngẫm lại Quốc vẫn thấy mình là người may mắn. Hồi tham dự vòng đấu tranh suất đi Athens, Sanguansin Phakpoom (Thái Lan – hạng 239 thế giới, hơn Quốc đến 54 bậc) đánh rất hay ở SEA Games 22 nhưng thua Cai Xiao Li (Singapore – hạng 273 thế giới) ở tứ kết, sau đó Trần Tuấn Quỳnh giúp tôi loại Cai Xiao Li. Thế là cuối cùng tôi lại được đi Athens. Và lần đó là một bất ngờ lớn không chỉ với cá nhân Đoàn Kiến Quốc mà với chính cả làng bóng bàn Việt Nam. Chỉ tiếc là sau khi góp mặt tại TVH, QUốc và thầy đã về trắng tay khi phải cham trán với tay vợt Ý gốc Hoa là Yang Min (hạng 71 thế giới).
Còn trong đợt giành vé dự TVH Olypic Bắc Kinh 2008, yếu tố bất ngờ có phần ít hơn và bằng chứng là những trận ở vòng bảng Quốc toàng thắng trước những đối thủ rất mạnh như Buchong, Chaitat Chaisit của Thái Lan, Yon Mardiyono của Indonesia hay Chan Koon Wah của Malaysia. Thú vị nhất vẫn là cuộc “đụng độ” với anh em nhà Sanguasin ở bán kết và chung kết. Tại SEA Games 24, Quốc từng thắng cậu em Sanguasin Phakpoom 3-2 và thua đàn anh Sanguasin Phuchong 1-3. Tuy nhiên, đó là khi họ được thi đấu trên sân nhà, được các CĐV cổ vũ cuồng nhiệt. Bóng bàn Thái Lan kỳ vọng rất nhiều vào anh em nhà Sanguasin và học cũng đang thể hiện sự t iến bộ rõ rệt trong t hời gian đó.
Tuy nhiên, so với những tay vợt Việt Nam thì họ còn khá non về kinh nghiệm và bảnh lĩnh. Đó là lý do tại sao khi không còn sự cổ vũ của khán giả nhà, Phakpôm và Phuchong dễ dàng bị Quốc đánh gục 1-4 và 2-4 ở trận bán kết và chung kết tại vòng loại Olympic khu vực Đông Nam Á 2008. Quốc đã đoàng hoàng cầm tấm vé duy nhất tại Đông Nam Á trong sự tâm phục của bạn bè quốc tế (chẳng cần phải chờ vào suất đặc cách) để tới Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2008. Ở Olympic Bắc Kinh 2008, tuy Kiến Quốc không giành được huy chương nhưng anh đã thi đấu hết mình với tinh thần dân tộc rất cao.
Nhưng sau hơn 20 năm cống hiến cho Khánh Hòa, ngày 24.3, tay vợt bóng bàn Đoàn Kiến Quốc đã chính thức nộp đơn xin nghỉ tập luyện và thi đấu cho địa phương này kể từ ngày 31.3. Lá đơn của Đoàn Kiến Quốc gửi đến Sở VH-TT-DL và Trung tâm huấn luyện TT Khánh Hòa bộc bạch: "Tôi đã hơn 20 năm cống hiến cho địa phương, đã đem về cho tỉnh nhà rất nhiều thành tích ở các lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên, cây vợt trẻ, giải đội mạnh, giải Báo Nhân Dân. Tôi còn góp phần làm vẻ vang hình ảnh thể thao Khánh Hòa khi là tay vợt bóng bàn VN duy nhất được chọn tranh tài ở hai kỳ Olympic liên tiếp (Athens 2004 và Bắc Kinh 2008), từng vô địch các giải đơn nam, đôi nam và đồng đội nam Đông Nam Á, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được bầu là VĐV tiêu biểu toàn quốc các năm 1996, 2004, 2008; hiện là Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Bóng bàn VN… Nhưng đổi lại tất cả những thành tích đó, cuộc sống của tôi hiện vẫn bấp bênh và không có gì đảm bảo cho tương lai cả".
Không phải Đoàn Kiến Quốc không xót xa khi anh phải rời bỏ tất cả đã gắn bó với mình mấy chục năm qua, nhưng ở cái tuổi “tam thập nhi lập” mà tương lai của anh vẫn chưa chắc chắn thì đó là một lựa chọn duy nhất. Đoàn Kiến QUốc cho biết do quá bận rộn với các cuộc thi đấu nên đến 23 tuổi (năm 2003) anh mới tốt nghiệp được bằng bổ túc THPT.
Hai năm sau, anh được chọn học lớp Đại học TDTT tại chức cho các VĐV xuất sắc của tỉnh Khánh Hoà, nhưng chỉ 10 ngày sau do phải thi đấu vòng tuyển chọn VĐV khu vực ĐNA dự Olympic Athens nên anh đành bỏ giữa chừng. Nhìn những VĐV khác nhận bằng đại học, không khỏi khiến anh cảm thấy chạnh lòng. Cũng như rất nhiều vận động viên của các môn thể thao khác, nỗi lo của họ không chỉ tập luyện, thi đấu mà còn cả gánh nặng “cơm áo gạo tiền” của cuộc sống.
Bình luận (0)