Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Giấc ngủ giúp dọn sạch não bộ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hệ thống loại bỏ độc tố khỏi não được phát hiện gần đây là hoạt động chính trong giấc ngủ.

Theo nhóm nghiên cứu, kết quả có thể làm thay đổi hiểu biết của các nhà khoa học về mục đích sinh học của giấc ngủ và đưa ra những cách mới để điều trị rối loạn thần kinh.
Maiken Nedergaard, đồng giám đốc Trung tâm Nội thần kinh tịnh tiến thuộc Trung tâm y tế Đại học Rochester, cho biết “Nghiên cứu này cho thấy não có các trạng thái chức năng khác nhau khi ngủ và khi thức. Thực tế, bản chất hồi phục của giấc ngủ là kết quả của việc dọn dẹp tích cực các sản phẩm phụ của hoạt động thần kinh tích lũy khi thức.”
Nghiên cứu thấy rằng phương pháp loại bỏ chất thải duy nhất của não là hoạt động nhiều trong khi ngủ, dọn sạch các độc tố gây bệnh Alzheimer và các rối loạn thần kinh khác. Hơn nữa, họ thấy rằng trong khi ngủ, tế bào não giảm kích cỡ, cho phép loại bỏ chất thải hiệu quả hơn.
Trong khi kết quả gần đây cho thấy giấc ngủ có thể giúp hồi phục và củng cố trí nhớ, những lợi ích này không lớn hơn những ảnh hưởng kèm theo, khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng đây là một chức năng rất cần thiết đối với chu kỳ ngủ-thức.
Kết quả mới này xoay quanh phát hiện vào năm trước của Nedergaard và cộng sự về hệ thống loại bỏ chất thải chưa từng được biết là duy nhất đối với não. Hệ thống này chịu trách nhiệm tống khứ chất thải tế bào từ các phần còn lại của cơ thể, hệ bạch huyết, không mở rộng tới não.
Các tế bào trong não “co nhỏ” 60% khi ngủ. Sự co nhỏ này tạo ra khoảng trống lớn hơn giữa các tế bào và cho phép dịch não tủy chảy dễ hơn qua mô não. Ngược lại, khi thức các tế bào não gần nhau hơn, cản trở lưu lượng dịch não tủy.
Hormon noradrenaline hoạt động ít hơn khi ngủ. Chất dẫn truyền thần kinh này được biết là giải phóng nhiều khi não cần cảnh báo, điển hình trong đáp ứng với nỗi sợ hãi hoặc những kích thích bên ngoài khác.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng noradrenaline có thể dùng như “chất điều hòa chính” kiểm soát sự co nhỏ và nở rộng của các tế bào não trong chu kỳ ngủ-thức.
Bà Nedergaard cho biết “Kết quả này có ý nghĩa rõ rệt trong điều trị bệnh ‘não bẩn’ như bệnh Alzheimer”.
Hoàng Thái (TPO)
Theo FT

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)