Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thực phẩm và cảm xúc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến vòng eo mà còn ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, hành động và cảm xúc của con người.

Dầu ăn, gia vị… sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp để có sức khỏe và tinh thần ổn định – Ảnh: Shutterstock

Theo Mindbodygreen – trang web sức khỏe của Mỹ, một số loại thực phẩm hay chất phụ gia có thể gây tổn hại đến hệ thống thần kinh, khiến cơ thể rơi vào trạng thái ủ rũ, mệt mỏi, lo lắng và thậm chí trầm cảm. Bột mì. Được sử dụng khá phổ biến để làm bánh mì, bánh nướng, bánh quy, bánh pizza, nấu súp và nhiều món ăn khác. Lợi thế là dễ ăn, hợp khẩu vị, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây bất lợi cho cơ thể do được tinh chế quá kỹ làm mất đi nhiều dưỡng chất quý giá. Hơn nữa, carbohydrate trong bột mì có tên là amylopectin A rất dễ chuyển hóa thành đường huyết so với các loại carbohydrate khác, nên khi vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây mệt mỏi, cáu gắt.

Phẩm màu. Mục đích của việc nhuộm màu thực phẩm là làm cho món ăn thêm đẹp mắt và tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể gây buồn nôn, đau bụng, ngộ độc cấp tính cùng nhiều hệ lụy khác. Một nhóm các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phẩm màu đối với trẻ em và phát hiện rằng chúng có thể khiến đứa trẻ trở nên hung hăng và lười suy nghĩ hơn. Phẩm màu ẩn chứa trong một số thực phẩm cho trẻ em như thạch, nước trái cây, đồ ăn nhanh, kẹo bánh…

Dầu ăn. Là phụ gia quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, nhất là sử dụng để chiên đi chiên lại nhiều lần. Khi dầu bị đun nóng nhiều lần, thành phần hóa học và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, làm xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa, gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng.
Bột ngọt. Thường được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm đóng gói để tăng khẩu vị, tăng cảm giác ngon miệng. Loại phụ gia này được tìm thấy trong tất cả các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh cũng như được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại thức ăn nhanh tại nhà hàng. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã từng cảnh báo việc tiêu thụ quá nhiều bột ngọt có thể dẫn đến choáng váng, buồn nôn, khó thở, tăng cảm giác lo âu, làm rối loạn hoạt động não.
Đường. Ẩn náu trong hầu hết các thực phẩm chế biến và đóng gói. Chúng thường được ngụy trang dưới những cái tên: dextrose, fructose, si rô, lactose và sucrose. Ăn thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe như: tăng cân, tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp, mệt mỏi, trầm cảm.
Hạ Yên (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)