Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cận cảnh giun móc hút máu người

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Những con giun, sán bò lổm ngổm trên ngực trên môi nạn nhân nhằm hút máu để sống ký sinh.
Giun móc bò trên ngực cô Allen.
Giun, sán bò trên ngực, môi người
Mới đây, cô Allen bắt đầu để ý tới vết mèo cào lần trước giờ đã mọc lên một vệt đỏ, ngứa không giống như vết nhiễm trùng thông thường. Cô có cảm giác có con gì đó đang ngọ nguậy trên ngực. Vì vậy, cô đã đến bác sỹ để khám.
Khi kiểm tra qua vết cào, bác sỹ hết sức ngạc nhiên khi thấy giun móc đang bò lổm ngổm dưới lớp da của Allen. Sau đó, vị bác sỹ đã phẫu thuật lấy nó ra khỏi cơ thể cô Allen.
Theo bác sỹ, cô đã nhiễm giun móc. Con giun "quái vật" này đã chui vào cơ thể cô qua vết mèo cào trước đó. Do chủ quan, nên cô cũng không điều trị vết thương ngay từ đầu.
Nhà sinh vật học Dan Riskin cho biết, giun móc là loài ký sinh trùng hút máu. Chúng dùng hai chiếc răng to cắm chặt vào da, lần theo những vết thương mở và xâm nhập vào cơ thể con người để sống ký sinh. Giun móc sống bằng cách hút máu trong cơ thể con người.
Vì vậy, khi mắc bệnh giun móc, người bệnh thường có triệu chứng thiếu máu, thiếu sắt. Ở vết thương nơi giun móc xâm nhập thường nổi lên những vệt loằng ngoằng. Đó chính là những con giun móc đã trưởng thành đang bò dưới lớp da của người bệnh.
Tháng 10/2013, một vị tiến sỹ bỗng phát hiện con sán đang di chuyển ở niêm mạc môi của mình, nó đã ở đó 3 tháng trước khi được lấy ra.
Tiến sĩ Jonathan Allen, 36 tuổi, là một chuyên gia về động vật không xương sống tại trường Đại học William và Mary, ở Virginia, Mỹ. Một lần, anh đang giảng dạy trên lớp thì thấy có vật gì đó cựa quậy ở niêm mạc môi. Anh có thể cảm nhận được con sán đó bằng chính lưỡi của mình mỗi khi nó di chuyển.
Sau đó, anh đã đến khám bác sỹ phẫu thuật răng miệng nhưng ông ta nói rằng Allen hoàn toàn bình thường. Thậm chí, ông ta còn cho rằng chỗ nổi lên đó là một rối loạn sắc tố bình thường trong miệng.
Không dừng ở đó, anh quyết định tự giải quyết con sán đó bằng một chiếc kẹp. Và Allen đã lôi được con sán ra ngoài cơ thể, nhốt nó vào một chiếc lọ nhựa.
Theo vị tiến sỹ, con sán này đã tồn tại ở niêm mạc môi, niêm mạc chỗ má của anh ta được khoảng 3 tháng. Và khi ký sinh ở đó, nó không ngừng di chuyển từ môi ra má và ngược lại.
Con sán này được xác định là Gongylonema pulchruma, sinh vật ký sinh trùng chủ yếu sống ký sinh trên cơ thể gia súc. Đây là trường hợp thứ 13 tại Mỹ, và là trường hợp thứ 60 trên toàn thế giới được báo cáo rằng chúng sống trên người.
Nó thường được tìm thấy ở động vật – đặc biệt là trâu, bò, chó, mèo và thỏ – nhưng có thể được truyền sang người thông qua các điều kiện mất vệ sinh và ăn các côn trùng bị nhiễm bệnh.
Nó cũng có thể bị nhiễm vào người từ các loại thực phẩm bị ô nhiễm trong quá trình lưu trữ không đảm bảo hoặc từ nguồn nước bị ô nhiễm.
Tại Việt Nam, nhiều trường hợp bị nhiễm giun, sán. Tháng 1/2013, bệnh nhân Lê Lan 41 tuổi (Khương Đình, Hà Nội) bị những con giun bò lổm nhổm dưới da. Theo kết luận của Bác sĩ – Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa virus Ký sinh trùng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đó là loại giun lươn (tên khoa học là Strongyloides Stercoralis).
Chị Lan mắc giun vì khi tiếp xúc nhiều với đất, vật nuôi mà không đeo găng tay đã khiến ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào trong da.
Còn ông H.V. D. nhà ở Thái Thịnh, Hà Nội nhập viện vì cơ thể suy kiệt do căn bệnh giun lươn. Ông hay đau bụng, đi ngoài, ăn uống không ngon, buồn nôn làm ông sụt cân khoảng 13 kg.
Trên da còn có những vệt loằng ngoằng dài. Lúc đầu ông tưởng bị dị ứng nên đi khám da liễu nhưng không khỏi bệnh.
Sau đó, các sĩ đã tìm ra bệnh của ông là nhiễm ấu trùng giun lươn. Ông được điều trị với thuốc uống căn bệnh đã ổn.
Ông cho biết: Khi khám bệnh, bác sĩ có hỏi ông làm nghề gì, có tiếp xúc với đất không? Ông có ăn uống gì sống thường xuyên?
Ông D. vốn làm ở quán hải sản. Vì vậy, mỗi khi khách kêu đồ và còn thừa thì món hàu sống, tôm cuốn sống là khoái khẩu của ông, ông đều ăn sạch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc ông bị nhiễm giun lươn.
Tránh bị giun tấn công thế nào?
Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Hồng Quang, Viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn phân tích: Giun lươn tồn tại trong cơ thể con người hoặc ngoài môi trường tự do với 3 dạng: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng. Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.
Khi ấu trùng xuyên qua da, bệnh nhân có thể thấy biểu hiện viêm ngứa kiểu dị ứng. Nếu cường độ nhiễm cao mới xuất hiện rõ những triệu chứng về tiêu hóa: tiêu chảy 5-7 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Bệnh nhân thường bị thiếu máu nhẹ, suy nhược thần kinh. Một số trường hợp giun lươn lạc chỗ có thể gây các triệu chứng viêm phổi bất thường.
Bệnh giun lươn mãn tính, không biến chứng có thể gặp ở người bình thường, không có suy giảm miễn dịch, đa số không có triệu chứng. Nếu có thường biểu hiện ở da như những đường ngoằn ngoèo ở da, bầm máu, nổi mề đay.
Biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ,….Trường hợp nặng, có biến chứng gặp ở người suy giảm miễn dịch. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như tắc ruột, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết.
Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Khi cơ thể chúng ta bị suy giảm miễn dịch thì chúng bùng lên phát triển rất mạnh, phát tán đến nhiều cơ quan gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
Do đó, BS Quang khuyến cáo: Dù là bệnh nhẹ, không có biểu hiện gì nhưng nếu phát hiện có nhiễm giun lươn qua xét nghiệm thì cũng phải điều trị để giảm nguồn lây cho cộng đồng và tránh bệnh diễn tiến nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.
Khi có giun lươn trong cơ thể, nếu có biểu hiện thì chỉ có triệu chứng ở đường tiêu hóa và ngoài da, như tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay, xuất hiện đường ngoằn ngoèo ở ngang thắt lưng, trên mu bàn tay, bàn chân và quanh hậu môn (do ấu trùng di chuyển).
Để phòng ngừa nhiễm giun lươn và các loại giun, sán nói chung (giun móc, giun mỏ, giun đũa, giun kim, giun tóc…), các chuyên gia ký sinh trùng khuyên không nên tiếp xúc đất mà không có phòng hộ cá nhân, nhất là không cho trẻ nghịch đất, đi chân đất hoặc chơi các trò chơi tiếp xúc với đất vì lý do ấu trùng loại giun này dễ dàng chui qua da rồi đi vào các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, tránh ăn hải sản sống nếu hải sản đó không được nuôi trong vùng được kiểm soát dịch, bệnh.
Theo Nam Anh
VTC News

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)