Dáng đi chậm rãi có thể dự báo tuổi thọ của bạn ngắn, bước đi nhỏ có nhiều khả năng bạn bị thoái hóa xương đầu gối.
Dáng đi của mỗi người phần nào thể hiện tính cách của họ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, dáng đi còn có thể dự báo được cả bệnh tật của bạn. Theo tổng kết từ nghiên cứu của các chuyên gia tại Hiệp hội Ngoại khoa Chỉnh hình Mỹ, 8 dáng đi dưới đây có thể dự báo bệnh cho bạn. Nếu bạn đang sở hữu một trong những dáng này, hãy nhanh chóng điều chỉnh để cải thiện sức khỏe.
Dáng đi thong dong: Sống ngắn
Theo các nhà nghiên cứu ĐH Pittburgh, Mỹ, dựa vào tốc độ nhanh hay chậm của dáng đi có thể dự đoán được tuổi thọ của người đó.
Theo dân gian, đi thong dong là có số sướng, nhưng theo khoa học, nó có thể dự báo tuổi thọ của bạn. Tốc độ đi của người bình thường là 0,9 mét mỗi giây, thấp hơn 0,6 sẽ không sống thọ, còn vượt quá 1 mét mỗi giây thì tuổi thọ sẽ dài hơn. Bạn hãy thử đo tốc độ di chuyển của mình để điều chỉnh lại tốc độ của mình nhé.
Ảnh minh họa.
Vung tay ít: Vấn đề vùng thắt lưng
Lúc đi, chân trái bước về trước, cột sống sẽ xoay sang phải, tay phải theo đó mà cử động. Nếu đi mà tay không đung đưa, có thể chuyển động của lưng bạn bị hạn chế, dẫn đến đau nhức lưng hoặc tổn thương vùng thắt lưng. Do đó, khi đi bạn không nên đặt tay vào túi áo hay quần mà để tay thoải mái, và cho nó hoạt động tự nhiên.
Mũi chân chạm đất trước: Thoát vị đĩa đệm
Trường hợp phần mũi bàn chân của bạn chạm đất trước gót chân có thể là do sức điều khiển cơ yếu, nhiều khả năng có thể bạn bị thoát vị đĩa đệm đè lên dây thần kinh, gây tổn thương chức năng của thần kinh cơ.
Vì vậy, khi đi, bạn nên điều chỉnh cho gót chân chạm đất trước, trọng tâm cơ thể đặt vào gót chân, sau đó chuyển đến lòng bàn chân rồi cuối cùng mới tới mũi chân.
Bước đi nhỏ: Thoái hóa xương đầu gối
Khi gót chân tiếp xúc với mặt đất, đầu gối phải duy trì theo đường thẳng. Nếu không như vậy, có thể khả năng chuyển động của xương đầu gối hoặc co duỗi của phần hông bị hạn chế.
Bạn có thể dùng biện pháp massage để cải thiện tình trạng này và cố gắng tập để bước đi dài rộng hơn.
Chân vòng kiềng: Viêm khớp xương
Các chuyên gia ngoại khoa chỉnh hình cho rằng dáng đi này thường do viêm khớp gối tạo thành. Số người mắc tật này ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có 85% là do tuổi tác tăng dẫn đến sự hao mòn xương. Nếu nghiêm trọng phải dùng khung để chỉnh.
Chân chữ bát: Viêm thấp khớp
Chân chữ bát là kiểu đi mà hai đầu gối cứ chụm vào nhau, còn mắt cá chân thì hướng ra ngoài. Đa phần những người sở hữu dáng đi chữ bát đều bị viêm thấp khớp. Theo thống kê, 85% người bị thấp khớp sẽ có kiểu đi này.
Để khắc phục, khi đi phải để cho đầu gối thẳng với mũi chân quay về phía trước, không được lệch vì sẽ dần hình thành thói quen.
Đi nhón chân: Não có thể có tổn thương
Dáng đi nhón chân là 2 chân hay nhón lên, đi bằng mũi chân chứ không đi bằng lòng bàn chân. Dáng đi này có liên quan đến sự căng thẳng của cơ, lúc cột sống hoặc não bị tổn thương cũng sẽ xuất hiện tình trạng này.
Thông thường, những đứa trẻ vừa mới biết đi đa phần sẽ xuất hiện dáng đi này. Bạn không cần lo lắng nhiều, nhưng nếu thấy trẻ cứ đi mãi kiểu này hãy đưa trẻ đến khoa nhi chẩn đoán để tiến hành những kiểm tra cần thiết.
Đi nhún nhẩy: Cơ ở bắp chân quá căng
Dáng đi này thường gặp ở nữ giới. Bác sĩ khoa chân cho rằng phụ nữ thường mang giày cao gót dẫn đến căng cơ chân, gót chân vừa chạm đất thì nhanh chóng nhấc lên, vì vậy bạn nên hạn chế mang giày cao gót để hạn chế vấn đề này.
Dáng đi tốt cho sức khỏe
– Đầu thẳng, không nhìn xuống chân, tia nhìn duy trì ở vị trí 3-6 m về phía trước. Như thế có thể hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của đầu, làm giảm áp lực của cơ cổ.
– Ngực ưỡn thẳng.
– Cánh tay hơi cong, dao động tự nhiên theo bước đi.
– Vai thả lỏng, không nhô cao về trước cũng không tụt về sau. Nếu muốn kiểm tra, bạn hãy nhờ bạn bè bên cạnh nhìn thử. Tư thế đúng là tai, vai, hông và đầu gối phải nằm trên cùng một đường.
Theo Web Phụ Nữ
Bình luận (0)