Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nguyên nhân gây suy giáp

Tạp Chí Giáo Dục

Hai nguyên nhân phổ biến gây suy giáp là thiếu iốt và viêm tuyến giáp mạn tính. Thiếu i-ốt hiếm khi xảy ra ở Mỹ và châu Âu nhưng phổ biến ở hầu hết các nước còn lại trên thế giới. Trong khi đó, viêm tuyến giáp mạn tính là một bệnh di truyền.

 
Ăn nhiều bắp cải được cho là không tốt cho tuyến giáp 
Ảnh: Shutterstock
Ngoài hai nguyên nhân chính trên, còn có nhiều lý do khác gây nên chứng suy giáp.
Thực phẩm. Một số loại thực phẩm sau được xem là thủ phạm gây suy tuyến giáp như: hạnh nhân, bắp cải, bông cải, ngô, cải xoăn, củ cải. Những loại thực phẩm này có thể kích hoạt tuyến giáp phát triển (bướu cổ) cũng như gây suy giáp.
Chúng ngăn chặn việc chuyển đổi hormon thyroxine (T4) và tri-iodothyronine (T3) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chuyển hóa của cơ thể như tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng và phát dục, kích thích tim co bóp, tăng chuyển hóa tạo thân nhiệt, kích thích hoạt động của hệ thần kinh…
Phải mất từ ba đến sáu tuần, tuyến giáp mới có thể trở lại bình thường sau khi bạn đã loại bỏ các thực phẩm trên ra khỏi thực đơn. 
Thuốc gây suy giáp. Theo các chuyên gia, một số loại thuốc có thể gây suy giáp, bao gồm: steroid thượng thận như prednisone và hydrocortisone, dùng trong việc điều trị viêm, Amiodarone – một loại thuốc trị bệnh tim, Lithium – điều trị tâm thần…
Suy chức năng tuyến giáp. Điều này xảy ra do hậu quả của sự thiếu hụt bẩm sinh men tổng hợp hormone tuyến giáp làm giảm chức năng tuyến giáp mà chủ yếu là hiện tượng giảm chuyển hóa. Hội chứng suy chức năng tuyến giáp đồng nghĩa với thiểu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp.
Mang thai. Một số phụ nữ bị suy giáp trong hoặc sau khi mang thai, thường là do họ sản xuất ra kháng thể kháng tuyến giáp của mình. Theo Dummies, nếu không điều trị, nguy cơ sẩy thai sớm và tiền sản giật rất dễ xảy ra.
Bệnh tự miễn. Một số bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể được tìm thấy có liên quan đến viêm tuyến giáp tự miễn dịch. Viêm khớp dạng thấp là một ví dụ điển hình.
Khi tuyến giáp bị suy giảm hoặc rối loạn, nó đồng thời làm cho các bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng theo khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh: khô da, giảm ham muốn tình dục, đau cơ, tăng huyết áp…
Ngọc Khuê (TNO)


 

Bình luận (0)