Vấn đề điểm sàn năm nay trở nên rất “nóng” khi kết quả thi của thí sinh tại nhiều trường thấp hơn so với năm trước. Không chỉ các trường ngoài công lập lo lắng về mức điểm sàn năm nay, mà không ít trường công lập cũng có mong muốn bộ có đột phá về vấn đề này.
Lo âu nếu điểm sàn “như cũ”
Ông Cao Văn – Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) – cho biết, điểm thi của thí sinh vào trường không cao, đặc biệt là với các ngành ngoài sư phạm. Nếu tính theo mức điểm sàn năm ngoái thì sẽ rất khó cho trường.
Ông Phạm Minh Thông – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Bắc – thì quyết liệt hơn khi cho rằng cần thiết phải có sự thay đổi về điểm sàn so với năm trước, phải hạ điểm sàn để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và đảm bảo sự hoạt động của các trường. Ông Thông cho biết, nếu giữ mức điểm sàn như năm 2010, công tác tuyển sinh của trường sẽ rất khó khăn vì số TS thi vào trường có thể trúng tuyển chỉ khoảng 25% so với chỉ tiêu. Nhiều ngành có nguy cơ không mở lớp được vì không đủ TS.
Ông Cao Văn – Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) – cho biết, điểm thi của thí sinh vào trường không cao, đặc biệt là với các ngành ngoài sư phạm. Nếu tính theo mức điểm sàn năm ngoái thì sẽ rất khó cho trường.
Ông Phạm Minh Thông – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Bắc – thì quyết liệt hơn khi cho rằng cần thiết phải có sự thay đổi về điểm sàn so với năm trước, phải hạ điểm sàn để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và đảm bảo sự hoạt động của các trường. Ông Thông cho biết, nếu giữ mức điểm sàn như năm 2010, công tác tuyển sinh của trường sẽ rất khó khăn vì số TS thi vào trường có thể trúng tuyển chỉ khoảng 25% so với chỉ tiêu. Nhiều ngành có nguy cơ không mở lớp được vì không đủ TS.
Không đủ sinh viên để dạy, giảng viên biết làm gì? |
Cũng theo ông Thông, quan điểm của bộ muốn duy trì chất lượng đầu vào là đúng, nhưng cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế. “Ai cũng muốn đầu vào tốt vì đầu vào tốt đầu ra cũng sẽ tốt, dạy sẽ “nhàn” hơn, tạo dựng được thương hiệu tốt cho trường. Nhưng vấn đề còn là chỉ tiêu, nhu cầu học tập, công ăn việc làm cho đông đảo cán bộ giảng viên”.
Ông Nguyễn Tiến Thành – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bạc Liêu – cho biết, nếu được kiến nghị, thì trường cũng mong điểm sàn hạ xuống 0,5 hoặc 1 điểm thì sẽ hợp lý hơn với tình hình thực tế tại địa phương. Song, cũng theo ông Thành, nếu xét trên bình diện vĩ mô cả nước, thì điểm sàn cũng không nên giảm thấp quá, vì như vậy sẽ không thể đảm bảo được chất lượng đầu vào.
Trường ĐH Nông – Lâm TPHCM điểm thi của một số ngành cũng rất thấp. Tuy nhiên, theo Phó Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Hùng thì: Không thể hạ thấp điểm sàn hơn nữa, bởi điểm sàn như những năm trước đã là ổn và hợp lý, nếu hạ sẽ không đảm bảo chất lượng đầu vào.
Xin nới rộng ưu tiên
Dù có khó khăn, nhưng các trường công lập đóng ở địa phương còn hơn các trường ngoài công lập ở chỗ có một “chiếc phao” có thể được phép sử dụng vào phút chót. Ông Phạm Minh Thông đề nghị nếu bộ vẫn giữ mức điểm sàn tương đương năm trước, thì Trường ĐH Tây Bắc mong muốn bộ cho trường được trực tiếp vận dụng điều 33 của quy chế tuyển sinh cho phép tăng mức điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số để có thể tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Ông Võ Văn Thắng – Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH An Giang – cũng cho biết: Với kết quả thực tế điểm thi của TS dự thi trường sau khi xét tuyển NV1 sẽ còn tối thiểu 3 ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) và các ngành sư phạm sẽ phải tuyển thêm NV2 khá nhiều. Và điều đáng lo ngại, nếu điểm sàn năm nay vẫn tương đương mùa tuyển sinh 2010 thì đầu vào của những ngành này sẽ trở nên khó khăn, vì điểm thi thực tế của TS khá thấp.
Ông Nguyễn Tiến Thành cũng cho biết, Trường ĐH Bạc Liêu đang đề nghị được áp dụng điều 33 để có thể nới rộng điểm ưu tiên, thực tế là hạ thấp điểm trúng tuyển cho một số ngành để cho TS tại địa phương có cơ hội được tham gia vào học tại các trường ở ngay trên tỉnh nhà. Thực tế của những năm trước, nếu được áp dụng điều 33, sau khi tuyển thêm NV2 thì hầu hết các ngành đào tạo của trường đều đạt số lượng tuyển sinh đầu vào xấp xỉ chỉ tiêu đào tạo, cũng khá ổn.
Ông Nguyễn Tiến Thành – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bạc Liêu – cho biết, nếu được kiến nghị, thì trường cũng mong điểm sàn hạ xuống 0,5 hoặc 1 điểm thì sẽ hợp lý hơn với tình hình thực tế tại địa phương. Song, cũng theo ông Thành, nếu xét trên bình diện vĩ mô cả nước, thì điểm sàn cũng không nên giảm thấp quá, vì như vậy sẽ không thể đảm bảo được chất lượng đầu vào.
Trường ĐH Nông – Lâm TPHCM điểm thi của một số ngành cũng rất thấp. Tuy nhiên, theo Phó Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Hùng thì: Không thể hạ thấp điểm sàn hơn nữa, bởi điểm sàn như những năm trước đã là ổn và hợp lý, nếu hạ sẽ không đảm bảo chất lượng đầu vào.
Xin nới rộng ưu tiên
Dù có khó khăn, nhưng các trường công lập đóng ở địa phương còn hơn các trường ngoài công lập ở chỗ có một “chiếc phao” có thể được phép sử dụng vào phút chót. Ông Phạm Minh Thông đề nghị nếu bộ vẫn giữ mức điểm sàn tương đương năm trước, thì Trường ĐH Tây Bắc mong muốn bộ cho trường được trực tiếp vận dụng điều 33 của quy chế tuyển sinh cho phép tăng mức điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số để có thể tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Ông Võ Văn Thắng – Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH An Giang – cũng cho biết: Với kết quả thực tế điểm thi của TS dự thi trường sau khi xét tuyển NV1 sẽ còn tối thiểu 3 ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) và các ngành sư phạm sẽ phải tuyển thêm NV2 khá nhiều. Và điều đáng lo ngại, nếu điểm sàn năm nay vẫn tương đương mùa tuyển sinh 2010 thì đầu vào của những ngành này sẽ trở nên khó khăn, vì điểm thi thực tế của TS khá thấp.
Ông Nguyễn Tiến Thành cũng cho biết, Trường ĐH Bạc Liêu đang đề nghị được áp dụng điều 33 để có thể nới rộng điểm ưu tiên, thực tế là hạ thấp điểm trúng tuyển cho một số ngành để cho TS tại địa phương có cơ hội được tham gia vào học tại các trường ở ngay trên tỉnh nhà. Thực tế của những năm trước, nếu được áp dụng điều 33, sau khi tuyển thêm NV2 thì hầu hết các ngành đào tạo của trường đều đạt số lượng tuyển sinh đầu vào xấp xỉ chỉ tiêu đào tạo, cũng khá ổn.
Khoản 1, điều 33. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển
Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh a) Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm);
b) Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 2,0 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỉ lệ cần thiết;
c) Đối với các trường ĐH, CĐ được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và đối với những trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được phép định điểm trúng tuyển theo tỉnh, huyện, vùng với mức chênh lệch điểm giữa các tỉnh, huyện (điểm chênh lệch khu vực) lớn hơn 0,5 nhưng không quá 2,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.
(Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy) H.NG
|
Thể Uyên – Ngân Anh
lao Dong
Bình luận (0)