Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Dòng sông nước sôi mang nhiệt độ tử thần ở Amazon

Tạp Chí Giáo Dục

Du khách đến Mayantuyavu, Peru sẽ có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng dòng sông những tưởng chỉ tồn tại trong truyền thuyết, ẩn mình trong rừng sâu hàng chục năm qua ít người biết tới.
 
dong-song-nuoc-soi-mang-nhiet-do-tu-than-o-amazon

Nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ở Mayantuyavu, Peru, dòng sông nước luôn sôi sục được người dân địa phương gọi với cái tên "Shanay-timpishka" có nghĩa là "sôi sục với sức nóng của mặt trời". Họ tin rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama – mẹ Nước, người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn trên thượng nguồn con sông. Ảnh: theboilingriverproject.

dong-song-nuoc-soi-mang-nhiet-do-tu-than-o-amazon-1

Dòng sông rộng khoảng 25 m và sâu 6 m, nhưng chỉ kéo dài 6,4 km. Nhiệt độ nước dao động từ 50 đến 90 độ C, có khúc nóng tới 100 độ C, đủ nóng để khiến bất cứ ai chạm vào dù chỉ trong vài giây sẽ bị bỏng cấp độ 3. Ảnh: Devlin Gandy.

dong-song-nuoc-soi-mang-nhiet-do-tu-than-o-amazon-2

Nhiều thú hoang không may rơi xuống đây đều chết bỏng trước khi kịp bơi qua sông, và chúng sẽ bị luộc chín. Ảnh: Andrés Ruzo.

dong-song-nuoc-soi-mang-nhiet-do-tu-than-o-amazon-3

Hàng năm, chỉ một số ít khách du lịch đến Mayantuyacu để trị liệu bằng phương pháp y học cổ truyền của người dân Asháninka. Ngoại trừ một vài tài liệu tham khảo vô danh trong tạp chí dầu khí từ những năm 1930, không có tài liệu khoa học nào nói về sự tồn tại của dòng sông. Bằng cách nào đó, kỳ quan thiên nhiên này đã ẩn mình khéo léo khỏi sự quảng bá rộng rãi trong hàng chục năm qua. Đối với hầu hết người Peru, dòng sông chỉ là một huyền thoại. Nhiều nhà địa chất bác bỏ sự tồn tại của nó bởi họ cho rằng cần một lượng địa nhiệt khổng lồ để đun sôi dù chỉ một phần nhỏ của con sông, mà lưu vực sông Amazon nằm cách núi lửa hoạt động gần nhất tới hơn 600 km. Ảnh: Devlin Gandy.

dong-song-nuoc-soi-mang-nhiet-do-tu-than-o-amazon-4

Andrés Ruzo, nhà khoa học địa nhiệt tại đại học Southern Methodist cho biết anh tò mò về sự tồn tại của dòng sông nhưng từng chẳng có lí do nào để tin vào sự tồn tại trong thực tế. Ruzo được nghe kể về Shanay-timpishka từ ông nội khi mới 12 tuổi. Theo những câu chuyện anh nghe, dòng dông là do người dân Tây Ban Nha phát hiện ra khi họ vào rừng sâu tìm vàng. Một số người đàn ông trong đoàn khi quay trở lại nói về vùng đất nguy hiểm đầy nước độc, rắn ăn thịt người, đói khát, bệnh tật và một con sông sôi sục từ dưới đáy. Ảnh: Devlin Gandy.

dong-song-nuoc-soi-mang-nhiet-do-tu-than-o-amazon-5

20 năm sau khi nghe những câu chuyện từ ông nội, Ruzo cuối cùng cũng tìm được một người thực sự nhìn thấy dòng sông, chính là dì của anh. Ruzo hiện đang viết một cuốn sách về hiện tượng này. Cuốn sách có tên The Boiling River. Adventure and Discovery in the Amazon (tạm dịch là Dòng sông sôi, Cuộc phiêu lưu và Khám phá trong rừng rậm Amazon). Ruzo hy vọng rằng cuốn sách của anh sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng đến kỳ quan thiên nhiên có thật này và để tâm bảo vệ nó trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Ảnh:nationalgeographic.

dong-song-nuoc-soi-mang-nhiet-do-tu-than-o-amazon-6

Mayantuyacu là một khu trị liệu theo phương pháp cổ truyền ở tỉnh Puerto Inca, nằm gần Pucallpa, thành phố phía tây Peru. Theo các hướng dẫn viên địa phương, Mayantuyacu nghĩa là "nước và không khí". Khóa trị liệu được thành lập bởi Juan Flores Salazar, một thầy lang Asháninka chuyên dùng các loại thuốc lá, vỏ cây, hương thơm tự nhiên để trị bệnh. Đến đây, du khách không chỉ được tìm hiểu về dòng sông sôi nổi tiếng mà còn nhiều lựa chọn thú vị khác như khám phá các khu vực thiêng của người Asháninka, giao lưu với dân bản địa nồng hậu, tắm suối nước nóng và trị liệu bằng phương pháp cổ truyền của thầy lang Juan Flores Salazar. Ảnh:Devlin Gandy.

Như Bình/ VNE

 

Bình luận (0)