Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Nhóm ngành sức khỏe: Tránh đào tạo tràn lan, bỏ bê chất lượng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hin nay có nhiu trưng TC, CĐ và ĐH đào to nhóm ngành sc khe nhm đáp ng nhu cu nhân lc trong tương lai. Tuy nhiên, các chuyên gia nhân s lo lng th trưng lao đng di dào nhưng li thiếu ngưi có k năng.

Hc viên Trưng TC Bách khoa Sài Gòn thc hành ngh điu dưng

Nhu cu vic làm ln

Dược sĩ Quách Xuân Phong (Trưởng khoa dược Trường TC Bách khoa Sài Gòn) cho biết nhóm ngành sức khỏe hiện đang được các bạn trẻ chú ý bởi dễ xin việc, thu nhập khá và cơ hội học liên thông dễ dàng. Không chỉ các em học sinh vừa tốt nghiệp THCS, THPT mà những người có công việc ổn định cũng theo học vào buổi tối hoặc lớp cuối tuần để lựa chọn cơ hội việc làm. Ông Phong khẳng định, với một dược sĩ TC mới ra trường hội đủ các điều kiện về chuyên môn, kỹ năng mềm…tự tin xin việc ở các công ty dược phẩm, hãng dược tư nhân có liên doanh với nước ngoài với mức lương khởi điểm từ 8-10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, người học TC dược để làm môi giới, mở tiệm bán thuốc tây cũng ngày càng đông. Đây là sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như giải quyết nhu cầu đi làm sớm.

Trong khi đó, ThS. Đinh Ngọc Đệ (Trưởng khoa điều dưỡng Trường ĐH Thành Tây) nhìn nhận, những năm gần đây ngành điều dưỡng ở Việt Nam phát triển cả về chất lẫn về lượng. Người học ra trường không chỉ phục vụ tại các bệnh viện công, tư trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu thị trường lao động các nước trong khu vực và thế giới. Là một trong những trường có đào tạo nhóm ngành sức khỏe, ThS. Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho rằng hiện phòng khám, bệnh viện tư nhân mở ra ngày càng nhiều, nhu cầu về điều dưỡng là rất lớn. Tuy nhiên, ông Lý không khỏi lo lắng về thị trường lao động ngành này đang trong giai đoạn bão hòa.

Phân công đào tạo theo đặt hàng

Ông Võ Phước Nguyện (Phó Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết từ nay đến cuối năm 2017, sở sẽ triển khai thí điểm cho 4 trường đào tạo các nghề dịch chuyển lao động trong khối ASEAN. Cụ thể, các nghề lễ tân, phục vụ buồng, quản trị nhà hàng thí điểm tại Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn và Trường TC Du lịch – Khách sạn Saigontourist; nghề xây dựng thí điểm tại Trường TC Xây dựng TP.HCM và nghề điều dưỡng thí điểm tại Trường TC Nguyễn Tất Thành.

Đồng thời Sở LĐ-TB&XH cũng rà soát, xác định lại thế mạnh lĩnh vực đào tạo của các trường, phân công nhiệm vụ đào tạo theo yêu cầu đặt hàng, tập trung cho 4 nhóm ngành trọng yếu của thành phố, 9 nhóm ngành dịch vụ, 8 nhóm ngành dịch vụ chuyển lao động và ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố (kỹ thuật, kiến trúc, điều dưỡng, dịch vụ khảo sát, y tế, nha khoa, kế toàn và du lịch). 

Được biết, ngoài đào tạo ngành điều dưỡng, Trường ĐH Thành Tây đang tuyển sinh đào tạo chuyên ngành sản khoa, là một chuyên ngành trong lĩnh vực điều dưỡng. Đây được xem là hướng đi đúng trong việc chọn “ngách” của nghề. Theo đó, cơ hội việc làm của ngành này tại các bệnh viện, phòng khám là rất lớn, công việc chính là chăm sóc sức khỏe mẹ và em bé cả về thể chất, tâm sinh lý trước, trong và sau sinh. Tương tự, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cũng đào tạo ngành xét nghiệm y học hệ CĐ, là “ngách” của nhóm ngành sức khỏe được người học quan tâm. Theo đó, những ai đã học ngành dược (TC) thì có thể liên thông lên ngành xét nghiệm y học với thời gian đào tạo 18 tháng.

Cn lao đng cht lưng

Theo dự báo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục Dạy nghề trước đây, Bộ LĐ-TB&XH), đến năm 2020, cả nước cần gần 250.000 điều dưỡng các trình độ nhưng đến thời điểm này chỉ có khoảng 98.000 người. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thị trường lao động, số lượng điều dưỡng có tay nghề cao còn thiếu rất nhiều. Đó là chưa kể nhu cầu lao động xuất khẩu ở các nước tiên tiến. Cụ thể, các quốc gia có tốc độ già hóa dân số như Đức, Nhật…rất cần điều dưỡng nhưng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao cùng kỹ năng chăm sóc người già mà hiện nay chúng ta chưa thể đáp ứng.

ThS. Lê Thanh Sơn (Công ty TNHH Dược phẩm Benephar) thừa nhận hiện nay nhóm ngành sức khỏe đang đào tạo tràn lan, chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng, cụ thể là ngành dược. Đây là nhược điểm trong đào tạo khiến nhân sự thừa nhưng… lại thiếu. “Chúng ta đào tạo một đội ngũ nhân lực phục vụ trong ngành y, ngoài kiến thức chuyên môn, đòi hỏi cần phải có những kỹ năng cần thiết, là điều kiện để tuyển đầu vào”, ông Sơn nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) lưu ý đến việc đào tạo nhân lực phải có giá trị ngành nghề. Theo ông Tuấn, giá trị ngành nghề ở đây là phải hội đủ các yếu tố kỹ năng bên cạnh chuyên môn. “Nếu không có hướng đi riêng, một thời gian ngắn nữa lao động nhóm ngành này sẽ bão hòa, rồi dư thừa dẫn đến lãng phí về mọi mặt như các ngành nghề khác lâu nay”, ông Tuấn nói.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)