Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ HS-SV

Tạp Chí Giáo Dục

Trung tâm H tr hc sinh, sinh viên (HS-SV) TP.HCM va trin khai hàng lot hot đng thiết thc nhm h tr HS-SV đu năm hc 2019-2020, trong đó, ch riêng hc bng trao cho SV đã lên ti 3 t đng.

Gn 3 t đng hc bng s đưc Trung tâm H tr HS-SV TP.HCM trao cho SV nghèo vưt khó đu năm hc mi này

3 t hc bng cho SV nghèo vưt khó

Ở các hoạt động hỗ trợ thường xuyên, năm nay Trung tâm Hỗ trợ HS-SV TP.HCM chú trọng giới thiệu việc làm bán thời gian, thực tập cho SV và việc làm cho SV mới tốt nghiệp. Ông Lê Xuân Dũng (Giám đốc trung tâm) cho biết việc làm được giới thiệu cho SV qua các hình thức như: Tư vấn trực tiếp, trực tuyến hoặc tại bảng tin Đoàn – Hội của các trường. Riêng các công việc đòi hỏi chất lượng chuyên môn hoặc yêu cầu cao từ nhà tuyển dụng, SV phải thông qua kênh tư vấn trực tiếp, hướng dẫn và giới thiệu của trung tâm. Theo đó, việc làm bán thời gian được tính theo giờ, trung bình được trả từ 18 đến 25 ngàn đồng/giờ; việc làm toàn thời gian, mức lương trung bình từ 7 đến 9 triệu đồng/tháng; riêng thực tập sinh, mức lương hỗ trợ tùy thuộc vào mức độ tham gia công việc của SV tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trung tâm cũng tổ chức 10 chuyến tham quan thực tế cho 500 HS-SV tìm hiểu trải nghiệm quy trình, dây chuyền sản xuất, kỹ thuật công nghệ hiện đại đang được vận hành tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp… giúp các em định hướng việc làm sau này.

Riêng học bổng hỗ trợ SV có hoàn cảnh khó khăn, nguy cơ bỏ học, đạt thành tích học tập xuất sắc, trung tâm hiện đang tiếp nhận hồ sơ ứng viên để trao mới 130 suất với giá trị gần 1 tỷ đồng và tiếp tục trao 335 suất khác với giá trị khoảng 2 tỷ đồng cho SV đủ điều kiện tiếp tục nhận học bổng.

Tuyên truyn pháp lut, đnh hưng ngh nghip

Ngày hi “Phng vn – tuyn dng” ln th 20

Hoạt động này (diễn ra vào tháng 10) được tổ chức thường niên giúp SV có môi trường tương tác, thực hành kỹ năng nghề nghiệp, việc làm; tham gia phỏng vấn ứng tuyển với các chuyên gia nhân sự; có cơ hội được tuyển dụng việc làm. Tại ngày hội, SV được hướng dẫn tìm việc online, hướng dẫn làm hồ sơ và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, phỏng vấn thử – thành công thật… Đặc biệt, hội thảo nghề nghiệp với khách mời là các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, đào tạo nghề sẽ định hướng SV tìm hiểu thông tin, những thách thức của thời cuộc đối với nguồn lao động trẻ của Việt Nam, những hành trang cần chuẩn bị khi SV sắp ra trường…

Ông Lê Xuân Dũng thông tin thêm, hàng loạt hoạt động ý nghĩa khác sẽ đến với HS-SV thông qua các sân chơi thiết thực. Cụ thể, chương trình “Hành trang tân SV” sẽ tổ chức các lớp kỹ năng theo nhu cầu của SV như: kỹ năng tư duy sáng tạo, xác định mục tiêu, khám phá bản thân, giải quyết vấn đề – ra quyết định, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm; tạo lập và duy trì các mối quan hệ, thuyết phục, đàm phán và tạo ảnh hưởng; quản lý thời gian, làm chủ cảm xúc, thích nghi, tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng; tổ chức/lập kế hoạch, điều hành cuộc họp, viết báo cáo và đề xuất… Chương trình “Hành trình Văn hóa giao thông” (phối hợp với Ban An toàn giao thông TP.HCM cùng các đơn vị khác) sẽ trang bị cho HS kiến thức về Luật Giao thông đường bộ, quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, xử lý các tình huống khẩn cấp, tuyên truyền về văn hóa giao thông. Các tình huống sai phạm khi tham gia giao thông sẽ được tái hiện qua những vở kịch, sân khấu hóa giúp HS tiếp cận dễ dàng hơn. Hoạt động thực hành lái xe an toàn ngay tại trường cũng giúp người học làm quen và tiếp cận với phương tiện giao thông, cách thức tham gia giao thông an toàn. Theo đó, từ tháng 9 đến tháng 12, chương trình sẽ thực hiện 15 chuyên đề tại 15 trường THPT trên địa bàn thành phố – Trường THPT Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) và Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Bình) là 2 nơi đầu tiên chương trình diễn ra. Các chương trình tiếp theo lần lượt diễn ra tại Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11), Trường THPT Marie Curie (Q.3)… Trong khi đó, chương trình “Tư vấn pháp luật” (phối hợp với Đội Tuyên truyền Trường ĐH Luật TP.HCM) sẽ thực hiện trong giờ sinh hoạt dưới cờ cho HS các trường THPT với khoảng 30 chuyên đề. Trong đó, chuyên đề “Văn hóa ứng xử mạng xã hội” được tổ chức sau giờ chào cơ đầu tuần tại 10 trường THPT xoay quanh cách tiếp nhận và xử lý thông tin trên mạng xã hội, xây dựng hình tượng cá nhân, quản lý thông tin cá nhân trên mạng xã hội, từ đó giúp HS hình thành văn hóa giao tiếp mạng xã hội phù hợp với lứa tuổi và trình độ hiểu biết. Đặc biệt, chương trình “Bác sĩ học đường” (phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Y tế TP.HCM) tổ chức các chuyên đề tuyên truyền, tư vấn phương pháp chăm sóc sức khỏe, phòng tránh các bệnh lý học đường thường gặp, tâm sinh lý tuổi mới lớn… tại 15 trường THPT trên địa bàn thành phố.

M.Tâm

 

Bình luận (0)