Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nâng cao trình độ người lao động

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia, vic đào to, bi dưng chuyn đi ngh cho ngưi lao đng là cn thiết, phi thc hin thưng xuyên đ thích ng vi tình hình mi, không b gián đon vic làm. Qua đó xây dng đi ngũ lao đng có tay ngh cao, vng k năng hi nhp…


Việc đào tạo, bồi dưỡng cần tp trung vào kiến thức, kỹ năng để ngưi lao đng đáp ứng yêu cầu công việc mới

Đào to, bi dưng đ chuyn đi ngh

Chuyên gia Nguyễn Hữu Tiến (phụ trách mạng lưới đào tạo châu Á thuộc Công ty Xuất khẩu lao động Samexco) cho rằng việc đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động chỉ được nhắc nhiều từ khi xuất hiện dịch Covid-19. Theo đó, dịch tác động mạnh khiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa, lao động thất nghiệp ngày càng tăng. Ông Tiến nhận định, như vậy là quá muộn so với các quốc gia trong khu vực và thế giới, gây thiệt thòi cho người lao động cũng như doanh nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động là trách nhiệm không chỉ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của nhà trường và doanh nghiệp không thể thiếu. “Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lao động phổ thông bị thất nghiệp do có máy móc, trí tuệ nhân tạo thay thế. Gần đây nhất là bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, lao động thất nghiệp trong khi bản thân họ không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi ngành nghề do thiếu kiến thức, kỹ năng. Nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật vững vàng, kỹ năng hội nhập tốt thì việc chuyển đổi ngành nghề là điều không khó”, ông Tiến khẳng định.

PGS.TS Cao Văn Sâm (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) phân tích, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam còn thấp, chỉ chiếm 20% trong tổng số lực lượng lao động, năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN. Việt Nam thuộc các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chỉ xếp 70/100 về nguồn nhân lực (đứng sau Thái Lan và Malaysia, Philippines) và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Theo ông Sâm, đào tạo, bồi dưỡng chuyển đổi nghề cho người lao động là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp… nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của lao động do biến động của thị trường, có nghề mới xuất hiện, một số nghề mất đi hoặc chuyển hóa.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyển đổi nghề cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, về chất lượng của thị trường lao động; nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong nước lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Việc đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng số, kỹ năng thích ứng, kỹ năng hội nhập để đáp ứng với yêu cầu công việc mới.

Hc ngh đ chuyn đi vic làm

Ở góc độ cơ sở đào tạo, TS. Lê Đình Kha (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) khẳng định, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kỹ năng nghề để người lao động tìm lại việc làm mới là phù hợp với tình hình hiện tại, nhất là sau biến động do ảnh hưởng dịch Covid-19. Nắm bắt nhu cầu của người lao động cũng như yêu cầu của doanh nghiệp, từ tháng 3-2021, nhà trường đã phối hợp với Liên đoàn Lao động TP.HCM cùng đối tác mở các lớp cập nhật kỹ năng nghề miễn phí, tạo điều kiện để người lao động bị mất việc, bị giảm giờ làm có cơ hội tìm việc làm mới dễ dàng hơn. Tùy vào năng lực và trình độ chuyên môn sẳn có, người lao động có thể đăng ký các mô đun chuyên đề thuộc các khoa CNTT, công nghệ nhiệt lạnh, cơ khí, điện – điện tử, kinh tế, ngoại ngữ (tiếng Anh).

Được biết, khóa học kéo dài 3 tháng, người lao động có thể đăng ký học 2 chuyên đề (mỗi chuyên đề từ 35-40 tiết). Phụ trách các chuyên đề là giảng viên của Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng hoặc chuyên gia đến từ doanh nghiệp đối tác (người học có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp đối tác này).


Ngưi lao đng có nhu cu hc ngh có th np h sơ đ đưc xem xét gii quyết

Bà Huỳnh Thị Ngọc Liên (Trưởng ban Nữ công, Liên đoàn Lao động TP.HCM) cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người lao động bị mất việc, giảm giờ làm có nhu cầu chuyển đổi công việc nhưng còn thiếu nhiều kỹ năng. Do đó, các khóa học cập nhật, bồi dưỡng kỹ năng là cần thiết để tìm cơ hội việc làm mới tốt hơn, đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ công nhân lao động có tay nghề vững vàng đáp ứng với yêu cầu mới. Bà Liên cho biết thêm, bên cạnh chương trình này, Liên đoàn Lao động TP.HCM tiếp tục phối hợp với các trường mở những lớp đào tạo hệ ĐH để tạo điều kiện tối đa cho người lao động nâng cao trình độ.

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng khuyến khích người lao động học nghề để chuyển đổi việc làm tùy theo năng lực và sở thích. Theo đó, người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề khi đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (mức hỗ trợ học nghề tối đa 1 triệu đồng/người/tháng). Cụ thể, phải thỏa mãn các điều kiện như: chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng); đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (trừ trường hợp: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng…); đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. “Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để được xem xét giải quyết”, đại diện Sở LĐ-TB&XH TP.HCM hướng dẫn.

Bài, ảnh: Trn Tri

Bình luận (0)