Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Ăn uống phòng tai biến

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Thời điểm giao mùa (giữa thu sang đông) là lúc dễ xảy ra tai biến ở những người có mỡ trong máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…
Tai biến mạch máu não là hậu quả của cao huyết áp, xơ vữa động mạch… Y học cổ truyền gọi chung là “trúng phong”. Dựa vào có hôn mê hay không, phân làm hai loại là trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ, là bệnh nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong (nếu tình trạng nặng), nếu không sẽ để lại những di chứng như: liệt nửa người (bán thân bất toại), miệng méo, rối loạn ngôn ngữ…
 
Trà hoa cúc, cá chép, óc heo – Ảnh: Shutterstock, K.Vy
Đối với bệnh tai biến mạch máu não thì việc đề phòng là cực kỳ quan trọng. Vào lúc giao mùa, giữa mùa thu chuyển sang mùa đông, ở những người có nguy cơ cao tai biến mạch máu não như mỡ máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… rất dễ bị tai biến.
Dưới đây là những món ăn đề phòng tai biến mạch máu não cho chứng trạng và thể bệnh trúng phong kinh lạc: Bệnh ở kinh lạc, chưa đến tạng phủ hoặc chức năng tạng phủ dần dần khôi phục, mà kinh lạc khí huyết vẫn bị cản trở, trì trệ (lưỡi cứng ngọng, hoặc méo miệng) thì dùng những món sau:
+ Trà thiên ma, hoa cúc: Thiên ma 10g; hoa cúc 15g. Sao thiên ma rồi nấu, sau mới cho hoa cúc vào, nấu sôi một lúc là được. Uống hằng ngày, nhiều lần.
+ Thiên ma hấp cá chép: Thiên ma 25g; xuyên khung 10g; phục linh 10g; cá chép tươi 1 con (500g). Đem thiên ma, xuyên khung, phục linh, thái lát mỏng rồi cho vào nước gạo ngâm khoảng 4-6 giờ, vớt ra, hấp vào nồi cơm, rồi nhồi vào bụng cá (cá làm sạch, bỏ ruột, đánh vảy). Đặt cá trên tô, cho gia vị gồm vừng, hành và chút nước, hấp cách thủy khoảng 30 phút. Làm nước sốt theo cách thông thường cho hợp khẩu vị, đổ lên trên cá là ăn được. Ăn với cơm.
+ Thiên ma, óc heo: Óc heo 1 cái; thiên ma 10g. Đem óc heo, thiên ma bỏ vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun sôi rồi hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ là được. Húp nước ăn cái, ngày 2 lần, nên ăn thường xuyên.
+ Cháo hoàng kỳ, địa long: Địa long 2g; hoàng kỳ sống 50g; đào nhân 10g; gạo tẻ 100g; đường trắng vài thìa. Hoàng kỳ, đào nhân nấu lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, địa long phơi hoặc sấy khô nghiền thành bột, mỗi lần ăn cháo cho vào vài thìa bột địa long, đường trắng quậy đều. Nếu không cho đường thì cho dầu, muối vừa ăn.
Quốc Trung/TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)