Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Phương pháp mới trong điều trị ung thư lưỡi

Tạp Chí Giáo Dục

Phu thut ung thư lưi có t l thành công cao, biến chng không đáng k và kh năng phc hi chc năng ca lưi nhanh nh phương pháp mi.


Phu trưng sau khi no hch c, bo tn đưc đng mch mt, tĩnh mch mt và tĩnh mch cnh ngoài (nh nhóm nghiên cu cung cp)

TS.BS Nguyễn Anh Khôi cùng các cộng sự thuộc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM đã thực hiện đề tài “Tái tạo khuyết hổng gần toàn bộ và toàn bộ lưỡi sau phẫu thuật trị ung thư”. Nghiên cứu nhằm khảo sát tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật tái tạo gần toàn bộ và toàn bộ lưỡi, đánh giá chức năng nói và nuốt của người bệnh sau phẫu thuật, đồng thời khảo sát tỷ lệ tái phát sau điều trị. Đây là nhiệm vụ khoa học vừa được Sở KH-CN TP.HCM nghiệm thu trong tháng 12-2021.

T l thành công trên 90%

Theo TS.BS Nguyễn Anh Khôi, ung thư lưỡi là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, chủ yếu do nguyên nhân hút thuốc lá và uống rượu. Bệnh diễn tiến tại chỗ, ít khi di căn xa. Phẫu thuật và xạ trị vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu cho bướu nguyên phát và hạch vùng. Việc phối hợp phẫu thuật và xạ trị cho các trường hợp bệnh tiến xa là cách điều trị tiêu chuẩn. Trên lâm sàng, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn hơn. Tái tạo khuyết hổng là phương pháp tạo hình tương đối an toàn với tỷ lệ thành công trên 90%. Phẫu thuật cắt rộng bướu nguyên phát trong đa số các trường hợp là phẫu thuật cắt nửa lưỡi đối với bướu giai đoạn sớm, cắt gần toàn bộ hay toàn bộ lưỡi với bướu giai đoạn trễ. Khuyết hổng của phẫu thuật ung thư lưỡi thường bao gồm cả các cấu trúc lân cận như sàn miệng, đáy lưỡi, amiđan và vòm khẩu cái, sau phẫu thuật ảnh hưởng nặng đến chức năng nói và nuốt của người bệnh. Đối với các bướu lớn, lan rộng hơn thường phải cắt thêm các cơ quan lân cận, chẳng hạn như xương hàm dưới. Vì thế, phục hồi chức năng của lưỡi sau phẫu thuật điều trị ung thư là rất khó khăn bởi các chức năng này được thực hiện bởi các cơ riêng của lưỡi.

Báo cáo tại buổi nghiệm thu đề tài, nhóm nghiên cứu cho biết trước năm 2019, tại Việt Nam chưa có công trình nào được công bố về việc tạo hình khuyết hổng lưỡi lớn gần toàn bộ hay toàn bộ sau phẫu thuật trị ung thư lưỡi. Trong khi đó, giới y khoa vẫn chưa trả lời được câu hỏi “Liệu phương pháp tạo hình khuyết hổng lưỡi bằng vạt tự do hay tại vùng có an toàn về mặt ung thư không và giúp phục hồi chức năng, thẩm mỹ của lưỡi như thế nào trong điều kiện y học Việt Nam?”. Theo đó, nhóm đã thực hiện tạo hình khuyết hổng lưỡi bằng các loại vạt (vạt da cơ ngực lớn, vạt động mạch trên đòn, vạt cẳng tay quay, vạt đùi trước ngoài) cho 30 bệnh nhân (26 nam, 4 nữ). Có 23 bệnh nhân (77%) trên 40 tuổi và 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi (23%). Bệnh nhân lớn nhất là 73 tuổi, trẻ nhất là 30 tuổi. Tất cả bệnh nhân đến khám đều là do sang thương ở lưỡi, sùi hoặc loét, không lành. Trong số đó, có 20 bệnh nhân bị đau nhiều tại vị trí của sang thương. Tất cả đều ở giai đoạn trễ, tức bệnh đang ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Mục đích quan trọng nhất của tái tạo toàn bộ lưỡi là phục hồi thể tích đã mất. Vì thế, tái tạo gần toàn bộ hay toàn bộ lưỡi phải hoàn thành được 4 mục tiêu, gồm: Phục hồi thể tích của lưỡi hốc miệng, sàn miệng và cơ hàm móng; phục hồi bề mặt niêm mạc của phần lưỡi đã cắt và các cấu trúc xung quanh để bảo tồn sự di động của phần lưỡi còn lại; phục hồi và duy trì hoạt động phối hợp của lưỡi để lưỡi có thể chạm vào vòm khẩu cái; phục hồi cảm giác. Trong đó, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chức năng sau tái tạo là bảo tồn được nhiều hay ít phần lưỡi còn lại và các cấu trúc hốc miệng xung quanh, đồng thời không làm hạn chế cử động của phần lưỡi còn lại và cho phép đưa khối thức ăn đến hầu.

Có th ng dng ti các cơ s y tế

Sau khi trải qua phẫu thuật, bệnh nhân được bác sĩ trị liệu tập hướng dẫn nuốt và nói, cụ thể là các chức năng hô hấp, vận động, nuốt và giao tiếp. 6 tháng sau phẫu thuật, chức năng nói ở các bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt, thậm chí có đến 17/30 người có thể giao tiếp tốt. Đa số bệnh nhân đều có thể ăn uống được thức ăn sệt, hầu hết vẫn có cảm giác khó khăn khi ăn thức ăn đặc. Chỉ có 1 trường hợp vẫn chọn lựa nhóm thức uống lỏng do bị khô miệng.

Tạo hình khuyết hổng lưỡi sau phẫu thuật không chỉ đảm bảo chức năng nói và nuốt, mà còn đảm bảo đường thở, vị giác và hô hấp. Kết quả tạo hình lưỡi lý tưởng khi đạt được kích thước, hình dạng, cảm giác, vị giác, độ di động và chức năng kết hợp phát âm và nuốt. “Trong một số trường hợp, mặc dù đã đánh giá và lên kế hoạch tạo hình tiền phẫu, nhưng khuyết hổng thực tế lại khác biệt so với dự đoán. Đối với ung thư vùng hốc miệng và khẩu hầu, dường như mức độ phục hồi chức năng nói và nuốt sau điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh trước phẫu thuật. Do đó, phẫu thuật viên cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp tạo hình sau khi cắt rộng. Tạo hình lưỡi và khuyết hổng một phần lưỡi đòi hỏi phẫu thuật viên phải hiểu rõ về giải phẫu học, sinh lý học và chất lượng sống của bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Lưỡi là một cơ quan không thể tạo hình đơn giản như việc “lấp đầy hố” mà phải phục hồi được chức năng và thẩm mỹ sau điều trị. Để đạt được mục tiêu này phải có sự kết hợp giữa phẫu thuật viên, bác sĩ nha khoa, bác sĩ phục hình răng miệng, bác sĩ phát âm học, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, điều dưỡng và nhiều chuyên khoa khác có liên quan”, BS Khôi chia sẻ.


Kết qu thm m sau tái to khuyết hng

Kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sống còn của các vạt tương đối cao, cụ thể: Vạt da cơ ngực lớn, vạt động mạch trên đòn, vạt cẳng tay quay là 100%, riêng vạt đùi trước ngoài là 92,3%. Tỷ lệ biến chứng hoại tử vạt toàn bộ chiếm 3,3%, hoại tử một phần vạt là 3,3%. Có 2 trường hợp chảy máu vùng cổ phải phẫu thuật lại gồm 1 trường hợp máu chảy từ miệng nối tĩnh mạch được khâu phục hồi, còn 1 trường hợp máu chảy từ nhiều điểm nhỏ khắp phẫu trường (vùng cơ thể sẽ được giải phẫu), có lẽ do một phần tác động của thuốc kháng đông đã dùng sau phẫu thuật. Nghiên cứu thực hiện trong hai năm cho thấy, có 18/30 trường hợp tái phát, chiếm tỷ lệ 60% và trung vị thời gian tái phát là 7 tháng. Tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 2 năm là 47,7% trên 30 trường hợp, phù hợp với tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 3 năm 28,8% ở bệnh ung thư lưỡi giai đoạn 3 và 4. Điều này cho thấy mục tiêu chính của phẫu thuật tạo hình vi phẫu là cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân trong điều trị ung thư.

Theo Hội đồng nghiệm thu của Sở KH-CN TP.HCM, với các kết quả như trên, có thể thấy rằng tái tạo khuyết hổng gần toàn bộ và toàn bộ lưỡi có tỷ lệ thành công cao, giúp phục hồi được chức năng của lưỡi sau tái tạo và đặc biệt biến chứng phẫu thuật là không đáng kể. Quá trình thực hiện phẫu thuật có thể triển khai ứng dụng tại các cơ sở y tế có sẵn đội ngũ chuyên môn được đào tạo về kỹ thuật vi phẫu hoặc các trung tâm chuyên ngành về ung bướu.

Trn Tri

Bình luận (0)