Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Phóng sự xã hội” trong thời số hóa báo chí

Tạp Chí Giáo Dục

Vi s phát trin ca công ngh thông tin, báo đin t “lên ngôi” đã ln át loi hình báo giy. Trong khi đó, th loi phóng s, nht là phóng s xã hi li gn vi báo giy trong mt thi gian dài hàng thp k. Thm chí, mt thi th loi này đưc xem là linh hn ca mi t báo giy. Vy “phóng s xã hi” b nh hưng như thế nào trong bi cnh hin nay và cn làm gì đ th loi này có đưc ch đng, xa hơn là tìm li thi hoàng kim ca nó…


Nhà báo Hunh Dũng Nhân

Nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Giáo dục TP.HCM đã có buổi chia sẻ với nhà báo Huỳnh Dũng Nhân xoay quanh về vấn đề này.

+ PV: Đưc biết ông bt đu viết phóng s t năm 1990, đó cũng là thi hoàng kim ca phóng s xã hi. Xin ông hãy chia s v thi đim đó?

– Nhà báo Hunh Dũng Nhân: Những năm 90 thế kỷ trước thể loại phóng sự ít người viết. Các báo cũng ít dành đất cho nó vì chưa thịnh hành. Từ sau đổi mới 1986, xã hội bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề. Lúc đó tôi bắt đầu nhìn nhận được tầm quan trọng của thể loại này. Với lợi thế có văn chương, đi nhiều, quen nhiều, “chịu chơi”, tôi được Báo Lao động tạo điều kiện và bắt đầu viết vào khoảng năm 1990. Lúc đó cũng có những cây phóng sự viết giỏi, hay nhưng phong cách khác, chủ yếu mang dáng dấp tuyên truyền, không được thể hiện cái tôi cá nhân. Tôi được tòa soạn hỗ trợ chi phí đi lại, được giúp đỡ đề tài, thông tin, được cơ chế đặc biệt mà không ai có. Như “cá gặp nước”, tôi bắt đầu bung xõa. Tôi xông vào viết phóng sự xã hội một cách dấn thân. Đóng vai, giả dạng, đội lốt… vào những nơi khó tiếp cận để viết bài. Những bài viết của tôi bắt đầu được chú ý. Báo Lao động lúc này khổ to, in màu, mở hẳn một trang dành cho phóng sự 3.000 chữ. Phóng sự bắt đầu gây xôn xao trong làng báo với một ê-kíp làm báo mới cùng những người giỏi, giàu kinh nghiệm, phong cách hiện đại, phá lối làm báo cũ nên bạn đọc rất thích. Đó là thời điểm hoàng kim của phóng sự xã hội.

+ So vi trưc đây, ông nhn thy lc lưng viết phóng s hin nay như thế nào?

– Theo tôi, đội ngũ viết báo nói chung và thể loại phóng sự nói riêng viết không khỏe như trước. Người viết được phóng sự thì nhiều nhưng viết hay rất ít. Bởi người viết phóng sự đòi hỏi phải già dặn về tuổi tác, từng trải, viết cứng trong khi lực lượng trẻ mới vào nghề đã bắt đầu viết, chưa có kinh nghiệm. Không phải các bạn viết không hay nhưng vì áp lực thời gian, chỉ tiêu bài vở nộp về cho tòa soạn nên bắt buộc phải viết nhanh từ đó bài không đảm bảo chất lượng như phóng sự yêu cầu. Cũng vì đội ngũ trẻ nên người viết được phóng sự nhiều kỳ và hay rất hiếm. Ngoài ra cũng một phần vì cuộc sống mưu sinh. Một bài phóng sự hay đòi hỏi người viết phải có thời gian thâm nhập vào thực tế. Ngày xưa, chúng tôi đi cả tháng mới viết được đề tài phóng sự. Nếu ngày nay, các bạn phóng viên trẻ đi như vậy sẽ bị “đói” vì thu nhập của một bài báo không được nhiều như trước. Đây cũng là lý do khiến lực lượng viết hay ít. 

+ Ngày nay, các báo cũng có trang dành cho phóng s nhưng hn chế đ dài. Vy điu này có nh hưng đến cht lưng ca phóng s không, thưa ông!

– Nói đến độ dài không chỉ nói đến số chữ mà còn liên quan đến thể loại. Phóng sự mạnh nhờ vào độ dài, tước mất độ dài nghĩa là tước mất thế mạnh của nó. Tất nhiên, các tòa soạn phải yêu cầu số chữ để sắp trang cho phù hợp nhưng không nên siết chặt, cứ để phóng viên viết. Tuy nhiên, các bạn phải viết trong chừng mực cho phép để bài viết được cô đọng, chặt chẽ, không để xảy ra việc viết quá dài rồi sau đó cắt bỏ. Và người viết cần chú ý phát huy phong cách cá nhân, tôn trọng ngòi bút của mình như vậy phóng sự mới hay. Nếu trang báo giới hạn số lượng, các bạn có thể viết nhiều kỳ. Ví dụ, bài viết đó dự đoán khoảng 3.000 chữ, các bạn có thể chia ra viết 3 kỳ, mỗi kỳ khoảng 1.000 chữ sẽ vừa phù hợp với quy định của báo vừa đảm bảo bài phóng sự hay.

+ Mt s phóng viên cho rng, ngày nay khó tìm đưc đ tài hay đ viết phóng s cho nhng s kin quan trng ca đt nưc. Ông thy thế nào?

– Đúng vậy. Dường như đa số phóng viên ngày nay đều bị đói bài. Nhất là vào những ngày lễ, sự kiện quan trọng của đất nước. Với họ, việc tìm được đề tài hay, độc quyền, phù hợp với sự kiện quan trọng rất khó. Ví dụ, đề tài về sự kiện 30-4, những nhân chứng đã lần lượt ra đi, người còn lại chỉ có bấy nhiêu tư liệu, các phóng viên, nhà báo đi trước đã khai thác không còn gì trong khi tư liệu mới lại ít. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ rằng “cũ người, mới ta”. Dù sự kiện đó đã diễn ra hơn 40 năm qua nhưng vẫn lấp lóa những chi tiết mới. Không có thứ gì chỉ một người có thể khai thác hết. Ở góc độ này hay góc độ khác vẫn còn những điều chưa được khai thác, các bạn có thể tìm đề tài từ chỗ đó.


Nhà báo Hunh Dũng Nhân và bn đc

+ Theo ông, phóng viên tr ngày nay có li thế gì so vi thế h làm báo lão thành?

– Thật ra, phóng viên trẻ rất có điều kiện để tìm đề tài mới. Muốn tìm được, các bạn phải chịu khó đọc báo nhiều, không đọc báo in cũng đọc báo online. Một lợi thế nữa mà phóng viên trẻ hơn những nhà báo lão thành là công nghệ thông tin. Đây là kênh giúp chúng ta phát hiện đề tài. Thời trước, khi công nghệ chưa phát triển, chúng tôi liên hệ người cung cấp thông tin rất khó. Ngày nay, các bạn có thế mạnh như thế hãy cố gắng phát huy.

+ Ông va nhc đến sc mnh ca công ngh thông tin khi làm công c cho đi ngũ nhà báo tr. Vy làm thế nào đ phóng s có đt sng trong thi báo chí đang chuyn đi s, thưa ông?

– Cách đọc báo khác, cách làm báo khác đòi hỏi cách viết phóng sự phải khác. Người đọc bây giờ đã thay đổi. Họ cần đọc nhanh, nhiều thông tin, nóng, sát sườn. Họ không có thời gian đọc bài dài nên phóng sự xã hội bị lùi lại. Tuy nhiên phóng sự điều tra lại mạnh. Vì vậy không thể nói phóng sự yếu đi. Các giải báo chí hiện nay trao chủ yếu cho thể loại phóng sự điều tra. Để phóng sự xã hội được chú ý, các tòa soạn báo cần tạo sân chơi để thu hút người viết phóng sự. Khi tổ chức, các nơi sẽ gửi bài về tạo nên hiệu ứng. Một cây không thành khu vườn. Người viết cũng vậy. Nhiều người viết sẽ tạo thành phong trào. Trong những cuộc thi đó, ban tổ chức có thể chọn ra những bài viết hay trao giải rồi in thành sách. Ngoài sách in, những đơn vị làm sách cũng có thể làm sách nói để không chỉ phù hợp với thời công nghệ, người nghe có thể nghe mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, các tòa soạn nên xây dựng khung nhuận bút phóng sự xã hội cao hơn các thể loại khác để thu hút phóng viên viết sâu, viết kỹ.

+ Xin cm ơn ông!

H Trinh (thực hiện)

Bình luận (0)