Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Quả ngọt!

Tạp Chí Giáo Dục

C ba ngưi con ca v chng ông bà Quách S và Trn Th Gn đu chn la theo hc vt lý, cùng vào Trưng ĐH Sư phm Huế ri tiếp tc con đưng hc lên thc sĩ, tiến sĩ Nht, Pháp. Ít ai biết, đng sau s thành công y, mt thi h tng cùng nhau tri qua quãng thi gian rt khó khăn, ln lên trong ngôi nhà lp xp và đi sng ph thuc vào gánh chè, cuc đp xích lô ca ba m


t qua nhiu khó khăn bng tinh thn không b cuc, 3 ngưi con ca ông S và bà Gn đã gt hái đưc nhiu thành qu trong hc tp

Nhn ly nhc nhn, cho con tương lai

Bây giờ vợ chồng ông Sở, bà Gắn đã có một ngôi nhà khang trang ở khu quy hoạch Thủy Vân (phường Thủy Vân, TP.Huế). Hai ông bà có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chăm nom vườn tược và không còn phải thức thâu đêm cật lực làm việc. Ba đứa con của ông bà cũng đã và đang hoàn thành chương trình thạc sĩ, tiến sĩ, dần ổn định công việc. Câu chuyện về hành trình học chữ, xóa nghèo của gia đình họ khiến người nghe cảm phục và ngưỡng mộ.

Bà Gắn sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mất sớm. Năm 13 tuổi, để đỡ đần cùng mẹ, Gắn đã phải tất bật đi bán nước ở chợ Đông Ba. Ngày lập gia đình với ông Sở, bà chuyển sang bán chè gánh còn ông làm nghề đạp xích lô. Ba đứa con lần lượt chào đời. Gánh nặng mưu sinh dồn thêm lên vào những vòng đạp xích lô của ông và đôi quang gánh của bà. “Vất vả lắm nhưng do thất học sớm, luôn khát khao được học nên vợ chồng tui động viên nhau khổ đến mô cũng cho các con ăn học đến nơi, đến chốn”, bà Gắn kể.

Trong ký ức thơ ấu của mình, Quách Anh Tài – cậu con trai thứ 2 vẫn nhớ như in: “Ba thường đi làm từ rất sớm, sau khi đưa mẹ cùng gánh chè lên chợ Đông Ba thì ba sẽ đạp xe đi chở hàng, chở khách. Bất kể mùa hè nắng cháy bỏng hay mùa đông giá buốt. Có nhiều đêm tới 11, 12 giờ mới trở về nhà. Ba thường nói, đạp xe xích lô chở hàng đêm mát mẻ hơn ban ngày, nhưng em biết, ba làm việc gấp nhiều lần người khác cốt để kiếm tiền nuôi ba chị em ăn học”.

Thời nghèo khó, cả gia đình ông Sở và bà Gắn phải sinh sống trong ngôi nhà vách tre nứa ở phường Phú Hậu (TP.Huế). Mưa và nắng đều là nỗi ám ảnh của cả nhà. Tài kể, mùa nắng thì nóng như nung, mùa mưa thì nhà dột tứ tung, nhiều lúc đang ngủ say bị những giọt mưa nhỏ xuống người lạnh buốt buộc phải trở dậy. “Hồi ấy, niềm yêu thích nhất của em là sưu tầm những cuốn vở trắng (vở đã học xong năm học nhưng chưa viết hết giấy). Những chồng vở dày cộm đó với em là báu vật. Rồi trận lụt bất ngờ nhấn chìm làm hỏng hết số vở đó. Thấy con quá tiếc, ba mẹ cứ động viên mãi mới thôi”, Tài chia sẻ.


Anh Tài và em út Nht Anh

Cuộc mưu sinh bận rộn nhưng ông Sở vẫn luôn dành thời gian hỗ trợ, hướng dẫn con cái làm bài tập mỗi khi con cần. Ông Sở từng học rất giỏi, nhất là các môn học khối tự nhiên. Đến năm lớp 11 vì kinh tế quá ngặt nghèo nên ông đành nghỉ học giữa chừng để theo nghề đạp xích lô kiếm sống. Tháng năm và sự nhọc nhằn bào mòn phần nào sức khỏe nhưng vì “khát” học nên ông vẫn giữ được rất nhiều kiến thức. Có lần, cô con gái cả Uyên Nhi gặp khó khăn trong bài tập môn hóa học. Nửa đêm vừa về đến nhà, chiếc áo lao động còn đẫm mồ hôi, ông vội cầm viên phấn viết lên nền nhà để giảng bài cho con. Ông còn dạy các con làm bài tập toán, vẽ tranh. Còn bà Gắn vẫn luôn đồng hành bên các con, vừa tình cảm, sẻ chia như một người bạn, vừa nghiêm khắc khi cần để kịp thời giúp các con vững vàng trong cuộc sống cũng như trong học tập.

Khó khăn là đng lc

Đổi lại sự nhọc nhằn của ba mẹ, ba chị em Uyên Nhi, Anh Tài và Nhật Anh đều chăm ngoan và học giỏi. “Ba mẹ thường bảo ba chị em là phải học, phải biết chữ mới có hy vọng thay đổi tương lai”, Tài kể. Sự vất vả của ba mẹ cũng là nơi để mỗi lúc gặp khó khăn trong việc học, cả ba chị em đều nhìn lại để bảo ban nhau cố gắng hơn. Không được như bao bạn bè khác, cả ba chị em đều nhọc nhằn đến trường trên những chiếc xe đạp cọc cạch. Vượt qua vật cản khó nghèo, cả ba người con của bà Gắn đều vào Trường ĐH Sư phạm Huế, đều cùng theo học ngành vật lý.

Đi qua chng đưng gian khó, mi ngưi trong gia đình ông S, bà Gn và ba ngưi con đu n lc gp 200% sc lc ca mình đ thu hoch đưc mùa qu ngt. Anh Tài bo: “Nhng gì ba m đã hy sinh cho ba ch em không th gói gn trong bt c câu nói nào. Bn em c gng đến đâu cũng không bng đưc nhng gì ba m đã cho mình. Nhưng mi ngưi đu luôn n lc hưng v phía trưc vi mc tiêu không b cuc đ c gia đình có cuc sng tt đp hơn hôm qua”.

Người con cả Quách Mỹ Uyên Nhi xuất sắc giành được học bổng thạc sĩ và tiến sĩ ở Nhật. Đó là năm 2013. Sang Nhật được một thời gian, học bổng vơi dần, Uyên Nhi gặp một số khó khăn do thủ tục giấy tờ. Lo lắng và áp lực khiến Nhi lâm bệnh phải trở về quê. Nhưng như một chiến binh với tinh thần không bỏ cuộc, Uyên Nhi mở shop online kinh doanh mỹ phẩm, kiếm tiền trang trải và tiếp tục quay trở lại Nhật để hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành vật lý.

Người con thứ Anh Tài cũng nỗ lực không kém chị. Tài tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ với luận văn viết bằng tiếng Anh do giáo sư ở viện nghiên cứu vật lý năng lượng cao KEK Nhật Bản hướng dẫn. Luận văn đạt điểm tối đa 10/10 của toàn bộ thành viên hội đồng bảo vệ. Hoàn thành chương trình thạc sĩ, Tài đi du học nghiên cứu tại Nhật Bản và Italy theo các chương trình hợp tác ngắn hạn. “Thích Huế và yêu nghề sư phạm nên năm 2017-2018, em trở về Huế và bắt đầu đi dạy học”, Tài nói.

Không kém anh chị, cô em út Nhật Anh hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Commissariat à l’Energie Atomique (CEA) – Pháp.

Phan L

Bình luận (0)

Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Quả ngọt”

Tạp Chí Giáo Dục

Bà Hồng (áo đen) cùng con trai út Minh Béo trong một chuyến đi từ thiện

“Đối với gia đình tôi, tất cả đều bắt đầu từ sự khó khăn. Các con tôi sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng vẫn được ăn học đến nơi đến chốn. Tôi thật sự hạnh phúc và mãn nguyện khi nhìn thấy các con thành đạt, biết tận tâm với công việc, đóng góp cho xã hội, cho đất nước bằng chính sức lao động của mình…” – bà Nguyễn Thanh Hồng (sinh năm 1948), cho biết như thế. Vậy là bà đã làm đúng với lời dặn dò của chồng – ông Hồng Trường Giang trước lúc đi xa cách đây hơn 15 năm vì căn bệnh ung thư.
Mẹ của ba người con thành đạt
Sinh ra tại Cai Lậy – Tiền Giang trong một gia đình nông dân nghèo nhưng có truyền thống hiếu học. Mặc dù là con gái nhưng bà Hồng vẫn được ba mẹ cho lên Sài Gòn ăn học. Những năm cuối ở Đại học Y khoa, bà chuyển về ở nhờ nhà người bà con trong khu người Hoa – quận 11. Nhờ cơ duyên này mà bà mới gặp và quen với ông Giang- người hàng xóm tốt bụng, ga lăng và cũng học rất giỏi. Tìm hiểu nhau mất 3 năm trời, ông bà mới tiến đến hôn nhân. Cả hai đều có việc làm ổn định, ông là thợ điện, còn bà làm việc ở Trung tâm Y tế quận 10. Dù nghèo nhưng mái ấm của ông bà luôn tràn ngập tiếng cười, nhất là khi người con gái đầu lòng – chị Hồng Thủy Tiên ra đời năm 1968 càng làm cho ông bà thêm phấn chấn, ra sức làm việc để nuôi con. Lớn lên, chị Thủy Tiên quyết tâm nối nghiệp mẹ, thi đậu vào Đại học Y dược, ra trường làm dược sĩ mở tiệm thuốc riêng, lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Người con thứ hai, anh Hồng Phước Kiên sinh năm 1970 tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật, giờ là một kỹ sư cơ khí giỏi nghề, có thu nhập cao. Chỉ có duy nhất cậu con trai út Hồng Quang Minh (sinh năm 1977) rất đam mê nghệ thuật nên sau khi tốt nghiệp lớp 12, Minh thi đậu thủ khoa vào Khoa Diễn viên Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP.HCM năm 1996. Nhờ có ngoại hình “nặng ký” cùng gương mặt dễ gây cười nên mọi người thường gọi là Minh Béo, thế là nổi tiếng luôn. Mới đây, Minh Béo còn tốt nghiệp cử nhân Đại học Ngoại ngữ và cử nhân đạo diễn sân khấu Trường Sân khấu Điện ảnh. Là người có học thức nên bà Hồng luôn tôn trọng các con trong việc lựa chọn nghề nghiệp, phù hợp với năng lực và sở thích của mình.
Sự “hy sinh” xứng đáng
Bà nói: “Trước đây, khi ông nhà mất, cũng có nhiều người khuyên tôi nên bước thêm bước nữa, nhưng tôi đã quyết định ở vậy, hy sinh cho các con. Và bây giờ, tôi đã được đền bù xứng đáng. Theo tôi, việc nuôi và giáo dục đứa con đầu tốt, nó sẽ làm gương cho những đứa tiếp theo. Nguyên tắc của tôi là xem con cái như là người bạn của mình, luôn lắng nghe ý kiến của các con. Niềm hạnh phúc tràn ngập trong gia đình luôn toát ra từ cách sống ấy chứ thật ra không có bí quyết gì lớn lao cả…”. Với cậu con trai út Minh Béo, chưa bao giờ bà khen con lấy một lời, bà sợ con tự mãn, làm nghệ thuật mà tự mãn là tự giết mình. Cả ba người con của bà đều rất yêu thương nhau, rất hiếu thảo với mẹ, xem mẹ như thần tượng.
Từ lúc nhà khá giả lên một chút, bà thường giúp đỡ mọi người xung quanh, nhất là những người nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Bà bảo: “Tôi đã từng lâm vào quãng đời cơ cực nên biết thông cảm và chia sẻ với người khác. Các con cũng đồng hành cùng tôi trong công tác từ thiện xã hội. Cứ mỗi lần làm được một việc thiện, tôi thấy lòng mình thanh thản lắm…”. Mấy chục năm qua, bà Hồng cũng là “bếp trưởng” của gia đình – bà nấu ăn là số một. Cả ba người con của bà cũng vì quá mê những món ăn mẹ nấu nên người nào cũng đều “nặng ký” cả.
Nhiều năm liền, gia đình bà được bình chọn là “Gia đình văn hóa” cấp quận và “Gương người tốt việc tốt” cấp thành phố.
MINH NGUYÊN