Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Sống cùng nghề, hy sinh nhiều thứ…

Tạp Chí Giáo Dục

S phát trin ca xã hi da trên s đa dng và phong phú ca nhiu ngành ngh khác nhau đ to nên sc bt chung cho mt quc gia. Trong s rt nhiu ngành ngh, t lao đng ph thông dùng sc lc chân tay đến lao đng trí óc, ngành ngh nào cũng có đc trưng riêng…


Sng cùng ngh, thy cô giáo nhn đưc món quà ln nht là “s trưng thành v nhân cách, thành công trong công vic” ca các thế h hc sinh. Ảnh: ANH KHÔI

Thế nhưng, ngành giáo dục có những đặc thù mà sự hy sinh, dấn thân nhiều hơn những ngành nghề khác. Sự hy sinh, dấn thân đó là gì?

1. Làm vic vưt thi gian

Theo quy định của Bộ luật Lao động, mỗi người lao động sẽ làm việc 8 tiếng/ngày và không quá 48 tiếng/tuần. Hầu hết các cơ quan, công ty, xí nghiệp… đảm bảo đúng quy định này để người lao động làm việc không quá sức. Nếu vì nhu cầu sản xuất tăng thêm thì người lao động sẽ làm tăng ca, đồng nghĩa với việc họ được tăng thu nhập trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, đối với nghề dạy học, ngoài việc đảm bảo thời gian lên lớp dạy theo phân bố số tiết trong ngày, người giáo viên còn phải dành một lượng thời gian trong ngày nghiên cứu tài liệu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh… để soạn bài, giúp cho bài dạy trở nên phong phú, hấp dẫn học sinh hơn. Ngoài ra, thầy cô giáo còn làm đồ dùng dạy học để việc truyền thụ kiến thức đến học sinh đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, thầy cô giáo còn tham gia các buổi tập huấn, họp chuyên môn, họp hội đồng; học các lớp nâng chuẩn và nhiều thứ việc không tên khác trong quá trình công tác. Vì thế, thời gian 8 tiếng làm việc trong ngày đối với đội ngũ giáo viên có thể vượt qua con số này bởi những công việc kèm thêm như tôi vừa nêu. Theo nghề dạy học được hơn 20 năm, cô Mỹ Phụng (giáo viên giỏi nhiều năm liền tại một trường điểm trên địa bàn TP.HCM) đã chia sẻ: Thật sự là nếu chỉ đọc tài liệu trong sách giáo khoa và lên lớp dạy theo kiểu “sách ghi gì thì giảng đó” thì sẽ rất khó thu hút học sinh, rất khó truyền cảm hứng để các em nắm bài học chắc. Vì thế, người giáo viên phải làm việc nhiều hơn số giờ quy định để có được chất lượng bài giảng tốt nhất.

2. Phi hy sinh nhiu th

Đã chọn nghề, theo nghề thì bám trụ với nghề vì sự đam mê để mong mang kiến thức đến với các em học sinh – thế hệ tương lai của đất nước. Khi đã bám với nghề thì đội ngũ thầy cô giáo phải hy sinh nhiều thứ. Tôi còn nhớ rất rõ, thầy Hoàng Mỹ (giáo viên chủ nhiệm lớp tôi trong những năm 1980 thế kỷ trước), sau giờ dạy học, thầy về thuê lại một chiếc xích lô và rong ruổi trên các đường trong thành phố để kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. Ấy vậy mà, khi lên lớp thầy vẫn điềm đạm, đĩnh đạc và truyền thụ cho chúng tôi những bài học rất bổ ích. Các cô giáo thì nhận thêm công việc đan giỏ, làm mành trúc để có thêm nguồn phí lo cho cuộc sống gia đình. Có những thời khắc, giáo viên dạy một buổi, đi học tập huấn buổi còn lại, tối về cặm cụi bên trang giáo án viết tay, cặm cụi tỉ mỉ để chấm chữa bài cho học sinh. Và thế là công việc nhà cũng “nhường” lại cho người chồng, người vợ làm tất-tần-tật. Như chia sẻ của cô Hồng Ngọc (giáo viên tiểu học với hơn 20 năm trong nghề): Ngày này qua tháng nọ, đội ngũ thầy cô giáo chỉ còn biết “trường là nhà, học sinh là con, là em của mình; họ không còn thời gian nghĩ về việc khác, không còn thời gian để lo cho mái ấm riêng”. Có những câu chuyện cười ra nước mắt, nhất là đối với giáo viên nữ. Quanh năm suốt tháng bám trụ với trường, với lớp, với học sinh và quên đi thời gian cứ lặng lẽ trôi. Đến khi chợt nhìn lại, tuổi đã quá tứ tuần. Lúc này, muốn tìm kiếm hạnh phúc riêng cho bản thân thì cũng đã quá muộn màng. Và đã có nhiều tấm gương của các cô giáo đến tuổi nghỉ hưu vẫn còn… độc thân!

Du biết rng “ngh dy hc là ngh cao quý nht trong các ngh cao quý” nhưng cũng là cái ngh mà đi ngũ thy cô giáo đã phi hy sinh nhiu th trong cuc sng đ bám tr vi ngh, vi s k vng mang đến nhng bài hc b ích cho tng thế h hc sinh.

Trong một cuộc khảo sát với các bạn trẻ về việc chọn người yêu, người bạn đời lý tưởng cho tương lai? Những cô gái trẻ đã nói rất thẳng bằng một sự ví von mà thoạt nghe rất hài hước, nhưng ngẫm lại thì lại chạnh lòng, tủi thân cho cái nghề cao quý: “Muốn sáng thì lấy thợ điện, muốn diện thì chọn thợ may, còn muốn… ăn mày thì chọn thầy giáo!”. Như thế, cái nhìn, cách so sánh của các bạn trẻ đối với nghề giáo không phải là tri thức, không phải là nghề cao thượng, mà các bạn đang đặt lên bàn cân để xem và chọn về sự “giàu có” từ cái nghề mang lại. Một sự lựa chọn nếu xét về mặt kinh tế thị trường, quả không sai, bởi ai cũng muốn cuộc sống của bản thân, của gia đình sung túc. Thế nhưng, nghề giáo không phải là ngành nghề kinh doanh để kiếm được nguồn lợi cao như các ngành nghề khác. Chính vì điều này đã có rất nhiều thầy cô giáo vẫn chưa thể có một gia đình cho riêng mình!

3. Và nhn đưc gì?

Với những hy sinh thầm lặng, cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cái nghề “đưa đò”, để rồi sau mấy mươi năm công tác, thầy cô giáo được nghỉ ngơi, nhưng họ đã nhận được gì? Câu chuyện của những thầy cô giáo đơn thân sau tuổi hưu vẫn đi tìm môi trường giáo dục tư thục để làm việc, không phải vì khó khăn về kinh tế, cũng không phải do nhu cầu cuộc sống phải bươn chải làm thêm, mà vì họ về hưu nhưng không có được mái ấm gia đình riêng cho bản thân; không con, không cháu để vui vầy thì cuộc sống hưu dưỡng sẽ rất buồn tẻ, dễ sinh bệnh. Vì vậy, họ cần tìm một môi trường khác để tiếp tục cống hiến sức lực. Hay câu chuyện của những thầy cô giáo có gia đình, có con cái mà khi về hưu, con vẫn chưa học xong đại học. Những trường hợp này, họ phải làm thêm một số ngành nghề “bất đắc dĩ”, chẳng hạn làm các món ăn vặt bán online, chạy xe công nghệ, chở hàng thuê…, hay xin vào các công ty, xí nghiệp làm một số công việc phổ thông, thời vụ để có thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống; bởi đồng lương hưu đối với nghề giáo cũng khá “khiêm tốn”.

Sống cùng nghề, đội ngũ thầy cô giáo nhận được món quà lớn nhất là “sự trưởng thành về nhân cách, thành công trong công việc” của các thế hệ học sinh khi các em ghé thăm và báo tin vui. Món quà của các em dành tặng cho thầy cô giáo của mình không thể lượng giá bằng vật chất, đó là sự tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô giáo khi các em trưởng thành trong cuộc sống. Suy cho cùng, cái nghề “đưa đò” lại có một đặc trưng riêng mà ở tuổi nào cũng có thể vẫn cần đến thầy cô giáo để cộng tác. Tuy nhiên, mấy ai trong nghề giáo mà dư giả sau mấy chục năm cống hiến? Nhưng dường như những ai đã chọn nghề giáo thì họ không đặt vấn đề “cơm áo gạo tiền” trong suy nghĩ, mà dồn hết tâm huyết vào từng bài giảng, làm sao hướng dẫn học sinh nắm bài học một cách tốt nhất. Đây là sự khác biệt lớn nhất của nghề giáo với những ngành nghề khác.

Dẫu biết rằng “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” nhưng cũng là cái nghề mà thầy cô giáo đã phải hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống để bám trụ với nghề, với sự kỳ vọng mang đến những bài học bổ ích cho từng thế hệ học sinh.

Trn Minh Duy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)