Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Công tác hướng nghiệp học sinh ngày càng cấp thiết

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng thay đi trong Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 bc THPT đã kéo theo nhng đòi hi, yêu cu cao hơn trong công tác hưng nghip hc sinh. Nhiu quan nim trong hưng nghip trưc đây đã không còn phù hp…


Theo nhiu chuyên gia, công tác hưng nghip phi có s đng b t bc THCS đến bc THPT

Ph huynh cn thay đi quan đim

Liên quan đến vấn đề hướng nghiệp học sinh trong Chương trình GDPT 2018, hiệu trưởng một trường THPT chuyên tại TP.HCM đã kể lại câu chuyện “dở khóc, dở cười” khi tư vấn cho phụ huynh và học sinh chọn nhóm môn học lựa chọn phù hợp. Hiệu trưởng này cho hay, đến giờ vẫn còn trường hợp phụ huynh có quan điểm “đậu vào trường THPT trước đã, nhất là với trường chuyên, còn mọi chuyện khác tính sau”. Vì thế, khi chương trình học có sự đổi khác, nhiều phụ huynh đã phản ứng. “Giả sử, một học sinh đậu vào lớp 10 chuyên văn của trường trong năm học 2022-2023, căn cứ vào nguyện vọng chuyên của học sinh cũng như cơ cấu lớp học, nhà trường sẽ tổ chức lớp học lựa chọn phù hợp nhất với các em, đảm bảo theo nguyên tắc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đây là đặc thù của các trường chuyên. Thế nhưng, nhiều phụ huynh không chịu, muốn đổi sang lớp chuyên khác vì cho rằng nhà trường tổ chức lớp học không phù hợp”, vị hiệu trưởng nói. Từ câu chuyện trên, vị hiệu trưởng nhận định, sâu xa trong bài toán hướng nghiệp học sinh ở bậc THPT đó là phải hướng nghiệp… phụ huynh trước, giúp phụ huynh thay đổi quan điểm “đậu vào lớp 10 rồi tính sau”, bởi quan điểm này đến nay không còn phù hợp, nhất là khi triển khai Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT.

Cũng như vậy, cô Lý Thị Hồng Thắm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q.Gò Vấp) khẳng định: “Thành, bại của Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT không chỉ nằm ở đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy mà quan trọng không kém đó là nhận thức của phụ huynh, học sinh ngay từ đầu trong việc định hướng đúng năng lực, sở trường, nguyện vọng ngành nghề để lựa chọn nhóm tổ hợp môn học phù hợp nhất”. Cô Thắm phân tích thêm, giai đoạn THPT trong Chương trình GDPT 2018 được xác định là giai đoạn định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Như vậy, muốn đạt được mục tiêu này thì ngay từ đầu, học sinh phải biết điểm mạnh, điểm yếu, năng lực học tập của mình ở những môn học nào, xu hướng ngành nghề mà các em mong muốn theo đuổi là gì…, từ đó mới chọn được nhóm môn học phù hợp. “Trong quá trình tư vấn cho phụ huynh, học sinh khối 10 chọn nhóm môn học trong năm học 2022-2023, câu chuyện mà nhà trường hay gặp nhất là nhiều phụ huynh chia sẻ con họ còn quá nhỏ để biết được mình thích gì, nghề nghiệp muốn theo đuổi… Về phía học sinh, nhiều em còn lúng túng khi thì chọn nhóm môn học này, lúc khác chọn nhóm môn học kia”, cô Thắm kể.

Cô Thắm cho biết thêm, để giúp học sinh khối 10 chọn đúng nhóm môn học phù hợp, nhà trường phải thực hiện tư vấn rất nhiều lần, bao gồm tư vấn cho cả học sinh và phụ huynh. Thậm chí, ngay cả khi đã xếp lớp, ban tư vấn và ban giám hiệu nhà trường vẫn luôn sẵn sàng tiếp nhận những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh, học sinh để giải đáp kịp thời. “Nói như vậy để thấy rằng, học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9 và cả phụ huynh cần được quan tâm hướng nghiệp sâu hơn nữa, để các em chủ động trong việc chọn nhóm môn học ở bậc THPT. Quan điểm của phụ huynh cũng cần phải thay đổi, có những định hướng sớm về nghề nghiệp cho học sinh. Bởi việc chuyển đổi lớp học sau khi đã bước vào năm học sẽ gây rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý và việc học của học sinh”, cô Thắm nhấn mạnh.

Cn đi mi trong cách thc hưng nghip

Ở vai trò là chuyên gia hướng nghiệp cho học sinh THPT nhiều năm nay, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cho rằng đã đến lúc công tác hướng nghiệp cho học sinh cần phải thay đổi, mang tính đồng bộ hơn, quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh THCS. “Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT có mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó, công tác hướng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Không thể chỉ quan tâm hướng nghiệp – tuyển sinh cho học sinh cuối cấp THPT mà công tác hướng nghiệp sớm cần được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là bậc THCS có vai trò quan trọng nhất”, TS. Mai nêu rõ. Khi tham gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, TS. Mai cho biết học sinh vẫn còn “lơ mơ” không biết mình muốn gì, thích gì; gia đình vẫn còn áp đặt ý muốn ngành nghề vào bản thân học sinh… “Những hạn chế đó sẽ là rào cản lớn để các trường thực hiện tốt mục tiêu hướng nghiệp học sinh ở bậc THPT trong chương trình mới. Vì thế, công tác hướng nghiệp trong thời gian tới cần phải hướng đến phụ huynh nhiều hơn nữa, để làm sao phụ huynh thấu hiểu tâm tư học sinh, mở góc nhìn bao dung với các em trong câu chuyện lựa chọn nhóm môn học, lựa chọn ngành nghề”, TS. Mai nhận định.

Trong khi đó, một chuyên gia hướng nghiệp khác thẳng thắn cho rằng về lâu dài các trường THPT phải xây dựng đa dạng các giải pháp hướng nghiệp mang tính chuyên sâu cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của chương trình mới. Trong đó, làm sao phải quan tâm đến việc hạn chế thấp nhất những rủi ro mà học sinh có thể gặp phải khi chọn sai, chọn chệch nhóm môn học lựa chọn. “Các chương trình tư vấn hướng nghiệp phải tiệm cận và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ở bậc THCS thì có cách thức hướng nghiệp để học sinh nắm được, hiểu rõ về các ngành nghề, tố chất ngành nghề, thiên hướng ngành nghề của bản thân, chọn hướng học tập phù hợp sau THCS. Đến bậc THPT thì công tác này phải kế thừa từ bậc THCS, giúp các em lựa chọn nhóm môn học phù hợp và trong quá trình học, thông qua các hoạt động, giải pháp hướng nghiệp để giúp các em chọn được ngành nghề phù hợp”, chuyên gia này phân tích.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, TS. Nguyễn Thanh Tùng (chuyên gia tư vấn hướng nghiệp) nhìn nhận, công tác hướng nghiệp học sinh phải có sự chuyển đổi, thích ứng, làm sao trong mọi hoàn cảnh đều phải giúp học sinh tiếp cận được với thông tin, gỡ khó cho các em khi định hướng ngành nghề càng sớm càng tốt. “Công tác hướng nghiệp lâu nay thường gắn với những hoạt động mang tính rập khuôn, đôi khi gây nhàm chán trong học sinh, khiến hiệu quả không cao. Vì thế, khi Chương trình GDPT 2018 triển khai ở bậc THPT thì đòi hỏi cao hơn sự đa dạng trong công tác hướng nghiệp, ở cả bậc THCS và THPT, giúp học sinh thích thú, khám phá được năng lực, thế mạnh, sở trường của bản thân, từ đó công tác hướng nghiệp mới đạt hiệu quả cao”, TS. Tùng chia sẻ.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Bình luận (0)