Sự kiện giáo dục

Giảm gánh nặng học phí…

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khác vi năm hc trưc đy lo lng v dch bnh, năm hc 2022-2023 có mt ni lo khác là hc phí, khi quy đnh mi v mc tăng hc phí đưc thc hin c bc mm non, ph thông và đi hc, cao đng.


Thí sinh đăng ký xét h
c b vào Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM năm nay (nh minh ha). Ảnh: M.Tâm

Có thể coi đây là mức tăng học phí cao nhất từ nhiều năm nay và đó thực sự trở thành một gánh nặng đối với nhiều gia đình, nhất là với các lao động phổ thông, lao động tự do, lao động thời vụ, những người có thu nhập thấp, ít có tích lũy… Đặc biệt, với các trường đại học, cao đẳng, mức học phí tăng đáng kể và sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh viên thuộc gia đình bình dân, sinh viên từ các tỉnh. Chẳng hạn, ở Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, mức học phí 20,5 triệu đồng/năm được duy trì ổn định trong hai năm học trước sẽ được tăng theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, lên mức 31,25 triệu đồng/năm. Tại Trường Đại học Luật TP.HCM, học phí hệ đại trà sẽ tăng từ 31,25 lên 39 triệu đồng/năm, ngành có mức tăng cao nhất lên đến 13,25 triệu đồng; riêng hệ chất lượng cao, ngành quản trị luật có học phí tăng hơn 24,6 triệu đồng so với năm học trước. Trong khi đó, học phí của Trường Đại học Y Dược TP.HCM có sự tăng, giảm tùy theo ngành; trong đó, răng hàm mặt, y tế công cộng, dinh dưỡng tăng 7 triệu đồng, y khoa tăng 6,8 triệu đồng/năm…

Dường như đang có sự “cộng hưởng” đáng kể về tăng giá, bởi nhiều mức chi tiêu dành cho sinh viên chắc chắn sẽ tăng khi năm học mới bắt đầu: Tiền thuê trọ, tiền ăn, tiền đi lại, tiền sách vở, tiền quần áo…, dù mức tăng có thể không giống nhau. Sự gia tăng này có mấy nguyên nhân chủ yếu: Do giá xăng dầu tăng, kéo theo hầu hết các mặt hàng và dịch vụ tăng; do kinh tế phục hồi, nhiều hoạt động kinh tế đang trở lại mức bình thường nên có sự tăng trưởng “nóng”, dẫn đến một số mặt hàng tăng lên; do điều kiện cung – cầu ở một số mặt hàng, dịch vụ có biến động theo hướng cầu tăng nhanh sau dịch Covid-19 dẫn đến giá tăng… Ta thử hình dung: Một sinh viên ở tỉnh lên thành phố trọ học, có mức chi tiêu bình quân cho phần thuê trọ khoảng 2 triệu đồng/tháng; tiền ăn khoảng 2,5 triệu đồng/tháng; tiền đi lại và các sinh hoạt khác tối thiểu 1,5 triệu đồng/tháng, tính chung khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, học phí dao động ở mức 3 triệu đồng/tháng (thực tế có thể cao hơn, vì phải trừ thời gian nghỉ hè, hoặc phải tính bổ đồng cho các trường dân lập thường có học phí cao hơn trường công lập). Như vậy, tổng cộng, một sinh viên ở tỉnh sẽ tốn khoảng 9 triệu đồng/tháng. Đây là khoản chi phí không nhỏ đối với nhiều gia đình, nhất là khi so với thu nhập bình quân của nhiều người lao động. Đó là chưa kể những chi phí phát sinh khác, như mua giáo trình, thiết bị học tập, sắm máy tính, điện thoại, chi phí làm thí nghiệm, thực hành… Vì vậy, gánh nặng với nhiều gia đình có con em học đại học là khá lớn. Và tính cả 4 năm học, chi phí hàng trăm triệu đồng có thể làm nhiều người giật mình! Sinh viên có gia đình ở ngay tại TP.HCM có thể có mức chi tiêu ít hơn một chút nhưng tác động về học phí cơ bản vẫn không đổi. Đương nhiên, với tinh thần ham học, nguyện vọng được trang bị kiến thức, mong muốn có được tấm bằng thì các sinh viên sẽ nỗ lực bằng nhiều cách, nhất là tích cực tìm việc làm thêm, cố gắng tiết kiệm nhiều nhất có thể. Trong đó, việc làm thêm bằng nhiều hình thức có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập do phải phân phối, chia sẻ thời gian, sức lực với việc học. Hay việc tiết kiệm (thông qua cắt giảm nhiều chi tiêu, ăn uống dè sẻn…) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và điều kiện học tập.

Để giảm gánh nặng cho sinh viên, nhất là sinh viên ở các tỉnh, đề nghị quan tâm một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, với các trường đại học, cao đẳng, khi đã tăng học phí thì cố gắng không tăng các khoản thu khác và hạn chế thấp nhất việc vận động đóng góp của sinh viên. Cần phát huy vai trò của các đoàn thể trong trường hợp (nhất là Đoàn Thanh niên và hội sinh viên) trong việc tạo điều kiện cho sinh viên có được công việc làm thêm phù hợp; đồng thời kịp thời hỗ trợ các trường hợp thực sự khó khăn, cần giúp đỡ.

Vic tăng hc phí cn có l trình và gn vi nhng gii pháp nâng cao cht lưng đào to c th, không đưc xem vic tăng hc phí là cơ hi đ tăng li nhun cho nhà trưng, k c  các trưng ngoài công lp.

Thứ hai, các trường cần thực hiện đúng, đủ các chính sách miễn, giảm học phí và các hình thức hỗ trợ khác; thực hiện tốt các hình thức xét, trao học bổng cho sinh viên có kết quả học tập tốt (kể cả học bổng thường xuyên và học bổng đột xuất). Trong đó, các trường cần có sự kết nối tốt với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội để xét trao học bổng hoặc các hình thức hỗ trợ cho các sinh viên học tốt.

Thứ ba, các địa phương cần quan tâm tạo điều kiện để hộ gia đình có con em học đại học, cao đẳng được vay vốn từ các nguồn quỹ tại địa phương, trong đó có ngân hàng chính sách xã hội với các mức ưu đãi cần thiết. Bản thân chính quyền địa phương phải thực sự sâu sát với người dân trên địa bàn, nhất là các trường hợp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, con em gia đình chính sách…

Thứ tư, các tổ chức xã hội (nhất là hội khuyến học), các đoàn thể (hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên…) cần quan tâm có sự hỗ trợ, bảo trợ cần thiết, kịp thời cho các trường hợp khó khăn; có sự gắn kết hợp lý để các tổ chức, cá nhân có thể tham gia đỡ đầu, bảo trợ cho những sinh viên xuất sắc hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.

Thứ năm, gắn với việc chăm lo các trường hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 (nhất là với các em bị mồ côi), chính quyền các cấp cần rà soát kỹ điều kiện, hoàn cảnh của từng em để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời, thiết thực và đúng đối tượng.

Trong bối cảnh hiện nay, nhất là gắn với chủ trương tự chủ tài chính của các trường đại học, việc tăng học phí là cần thiết. Điều đó cũng liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tăng trách nhiệm và trả thù lao xứng đáng cho đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, việc tăng học phí cần có lộ trình và gắn với những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cụ thể, không được xem việc tăng học phí là cơ hội để tăng lợi nhuận cho nhà trường, kể cả ở các trường ngoài công lập. Đồng thời, phải có những biện pháp hỗ trợ sinh viên phù hợp để sinh viên có thể theo học một cách tốt nhất.

Suy cho cùng, các giải pháp giảm gánh nặng học phí nói riêng và chi phí học đại học, cao đẳng nói chung cho sinh viên là một trong cách đầu tư cho nguồn nhân lực. Bởi có tạo điều kiện để thanh niên được học tập, nâng cao trình độ là cách để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn xã hội đang thực hiện chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiển hiện ở tất cả chúng ta!

Trnh Minh Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)