Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nước quả lựu giàu chất chống oxy hoá polyphenol, vitamin B1, B2, vitamin C, Ca, Na và P, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư.
Đông y dùng các bộ phận của cây lựu làm thuốc từ rất lâu đời.
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả lựu có vị ngọt, chua, chát, tính ấm, hơi độc, tác dụng làm nhuận được họng bị khô, trừ được lao. Rễ dùng sát trùng rất tốt và trị được huyết lậu. Tuy nhiên nếu ăn nhiều quả lựu sẽ bị hại phổi, tổn răng.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nước quả lựu giàu chất chống oxy hoá polyphenol, vitamin B1, B2, vitamin C, Ca, Na và P, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư.
Những người bị huyết áp cao, uống 50ml nước quả lựu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể hạ được 5% mức huyết áp. Nước lựu có tác dụng tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LHD với tỷ lệ là 20%, giúp làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch.
Ngoài ra, nước lựu còn có tác dụng khử trùng và giúp phụ nữ đối phó với các triệu chứng của thời mãn kinh. Làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch.
Dầu hạt lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng làm mau liền da trong trường hợp da bị thương tổn…
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng lựu:
– Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10g, hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi mỗi thứ 5g, cam thảo bắc 3g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7 – 10 ngày.
– Chữa đau răng: Dùng vỏ rễ sắc với nước rồi ngậm.
– Trị tiêu chảy hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày. Đến khi khỏi bệnh thì ngưng.
– Trị viêm họng: Ngậm hạt lựu, cắn vỡ nuốt nước.
Theo BS Hương Trà
(Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Bee.net.vn
Bình luận (0)