Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Bí quyết chữa bệnh vùng mặt

Tạp Chí Giáo Dục

Dùng hoa vừng (hoa mè) phơi khô, tán mịn hòa với dầu dừa, thoa ngày hai – ba lần lên mặt sẽ chữa được lông mày thưa.

Mặt có mụn

Chữa theo một trong những phương pháp sau:
– Dùng củ bạch chỉ và hoạt thạch, hai thứ phân lượng bằng nhau, tán nhuyễn rồi thoa như thoa phấn lên mặt. Có thể hòa bột hai thứ trên vào sữa tươi rồi thoa lên mặt, mỗi ngày một – hai lần.
– Dùng lá sung, có nhiều nốt sần trên mặt lá, mỗi lần một nắm đun sôi, rồi xông vào vùng mặt. Khi nước giảm nhiệt, đang còn ấm thì dùng nước rửa mặt, mỗi ngày xông – rửa hai – ba lần.
– Lấy một bát nhỏ cám gạo tẻ cho vào bát nước sạch khuấy đều, sau đó để cám lắng xuống, lấy nước trong lau lên mặt, ngày một – hai lần. Lưu ý, lượng nước không cho nhiều, khi cám đã lắng xuống, lượng nước chỉ nổi trên bề mặt của cám khoảng một đốt ngón tay.
– Dùng bí đao hoặc dưa chuột gọt bỏ vỏ, bỏ ruột rồi thái lát mỏng đắp lên mặt trước khi đi ngủ.
– Bột long não 2g đánh tan trong lòng trắng trứng gà, rồi thoa lên mặt, mỗi ngày thoa hai – ba lần. Lưu ý, không dùng hỗn hợp này khi đã để qua một đêm.
Mặt sưng đỏ
Lấy lá dâm bụt (loại hoa đỏ, lá xanh), khoảng bảy – chín lá cùng với ba – năm nụ đinh hương giã nát rồi thoa, hoặc đắp bã lên vùng sưng đỏ, ngày một – hai lần.  
Lông mày bị rụng do bị bệnh ngoài da
– Dùng thỏ ty tử (quả của dây tơ hồng) tán nhỏ hòa trong dầu vừng, thoa lên chân mày, ngày hai – ba lần.
– Dùng rêu trên mái ngói tán nhỏ hòa với dầu vừng, hoặc dầu dừa, bôi ngày hai – ba lần.
Lông mày thưa, hoặc không có
– Dùng hoa vừng (hoa mè) phơi khô, tán mịn hòa với dầu dừa, thoa ngày hai – ba lần.
– Lá dâu bảy – chín lá nấu nước, rửa chân mày hàng ngày.
– Cỏ mực (còn gọi là cỏ nhọ nồi) giã nát, vắt lấy nước cốt bôi lên chân mày, ngày hai – ba lần.
Vầng trán bị đỏ, nóng rát
Lấy lá sen tươi cho thêm chút muối giã nát, rồi thoa hoặc đắp lên vùng trán.
Theo Phụ Nữ

Bình luận (0)