Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đưa robot Corindus vào can thiệp mạch cho bệnh nhân

Tạp Chí Giáo Dục

Chiu 15-9-2022, Bnh vin (BV) Đa khoa Quc tế S.I.S Cn Thơ t chc khánh thành và đưa vào s dng h thng robot Corindus h tr can thip mch máu. Đây là BV đu tiên ti Đông Nam Á thc hin k thut này. Theo đó, ông  Nguyn Thc Hin – Phó Ch tch UBND TP.Cn Thơ, yêu cu: Trong thi gian ti, Cn Thơ cn gia tăng s kết ni đến các tnh thành, cũng như trong khu vc, nâng cao công tác đào to, chuyn giao k thut cho các BV và các đa phương…


PGS.TS.BS Lương Ngc Khuê và các chuyên gia tham quan, tìm hiu h thng robot Corindus

Corindus CorPath GRX là hệ thống robot được chứng nhận FDA và CE dành cho các can thiệp mạch vành, can thiệp ngoại biên và thần kinh phức tạp. Corindus được ứng dụng tại các BV hàng đầu của Mỹ, Ấn Độ, Pháp, UAE, Đức, Nhật Bản, Brazil, Hồng Kông… đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và bác sĩ.

Hình ảnh chi tiết kết hợp với sự can thiệp có hỗ trợ của robot giúp tăng độ chính xác cho liệu pháp xâm lấn tối thiểu, giảm nguy cơ tiếp xúc với tia xạ cho cả bệnh nhân – bác sĩ và có thể can thiệp từ xa.  Ấn Độ  đã  thực hiện can thiệp mạch vành bằng robot từ xa với khoảng cách 30km.  Năm 2020,  Mỹ cũng  triển khai robot cách 3.000 dặm (tương đương 4.500km).

Đối với bác sĩ, robot Corindus là “trợ thủ” đắc lực để kiểm soát chính xác ống thông, dây dẫn, bóng và stent với sự trợ giúp của hình ảnh tích hợp cho các thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Với cánh tay robot, bác sĩ có thể điều khiển can thiệp từ xa mà không phải trực tiếp thực hiện tại phòng DSA. Điều này không chỉ giúp giảm đến 95% mức độ phơi nhiễm bức xạ mà còn giúp giảm các chấn thương liên quan đến cột sống do phải mặc áo chì trong thời gian dài.

Can thiệp bằng robot giúp tăng khả năng đo đạc, tính toán chính xác tổn thương hẹp mạch máu để xác định đúng số lượng stent cần đặt. Đáng chú ý, độ chính xác của robot Corindus có thể đạt đến từng milimet. Đồng thời hỗ trợ bác sĩ chọn đúng kích thước stent vì đo được độ dài tổn thương trực tiếp trong lòng mạch.

Với bệnh nhân, việc ứng dụng robot giúp thời gian thực hiện các trường hợp phức tạp nhanh hơn, đặc biệt đối với những ca can thiệp mạch vành cần đặt 2 stent. Nhờ rút ngắn thời gian, nguy cơ phơi nhiễm bức xạ cũng giảm 21%. Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ và internet, bác sĩ có thể điều khiển từ xa giữa các BV với nhau, nhờ đó bệnh nhân không cần di chuyển quá nhiều lần mà vẫn tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này, mở ra cơ hội điều trị và phục hồi.


PGS.TS.BS Lương Ngc Khuê – Phó Ch tch Hi đng y khoa quc gia, Cc trưng Cc Qun lý Khám, cha bnh, phát biu ti l khánh thành

Tại lễ khánh thành, PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: Việt Nam đang đối diện với mô hình bệnh tật kép, đó là các bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A…) và đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm: “Báo cáo của 1.400 BV gửi về cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho thấy, 70% người bệnh hiện nay ở các BV là bệnh không lây nhiễm, bao gồm tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, chấn thương – tai nạn, béo phì… Trong đó, bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Các kỹ thuật can thiệp tim mạch kinh điển được thầy thuốc Việt Nam triển khai từ sớm và rất thành công với những đôi bàn tay khéo léo đã cứu sống được rất nhiều người.

“Ứng dụng kỹ thuật mới – robot can thiệp mạch Corindus tại S.I.S Cần Thơ là bước tiến vượt bậc mang lại độ chính xác, an toàn và hiệu quả cao, phù hợp với xu hướng hội nhập với thế giới. Hơn nữa, trong tương lai, khi đường truyền tốt, có thể ứng dụng đến vùng sâu, vùng xa, giảm thiểu gánh nặng cho người nhà và bệnh nhân” – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Còn với GS. Blaise Baxter – Chủ tịch Hiệp hội Can thiệp Thần kinh Mỹ thì nhận định: Chủ trương đầu tư thiết bị hiện đại này của S.I.S Cần Thơ là hành trình “tuyệt vời” trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

GS.TS.BS Phạm Minh Thông – Chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam, phân tích: “Có lẽ trong nước chưa có BV nào trang bị nhiều thiết bị hiện đại như S.I.S Cần Thơ, nhất là với sự “gia nhập” của robot Corindus, qua đó người dân sẽ được thụ hưởng các kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị bệnh tim mạch, đột quỵ… đồng thời góp phần giải quyết nhiều vấn đề y khoa như: Người ta thấy rằng, những bác sĩ can thiệp thường hay phát hiện ung thư não bên trái, đục thủy tinh thể, biến chứng cột sống do mang áo chì nặng trong thời gian dài; robot Corindus sẽ góp phần khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó là giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay – đó là thiếu nhân lực trong can thiệp tim mạch, thần kinh. Nếu can thiệp bằng robot khi thực hiện thuần thục  chỉ cần đội ngũ 2-3 người, trong khi với can thiệp thông thường sẽ cần ê-kíp 6-7 người”.


Lãnh đo B Y tế, lãnh đo UBND TP.Cn Thơ, các s ban ngành và lãnh đo BV S.I.S ct băng khánh thành h thng robot Corindus

Bày tỏ nguyện vọng giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết: “Hệ thống Corindus là niềm mơ ước của các bác sĩ can thiệp trong phòng DSA. Chi phí đầu tư cho hệ thống robot nay khoảng 1 triệu USD (tương đương khoảng 20 tỷ). Song vấn đề quan trọng hơn là can thiệp bằng robot sẽ cần chi trả thêm vật tư tiêu hao là cassette (khoảng 1.000 USD), mong rằng trong tương lai danh mục này sẽ được BHYT chi trả để giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân trong khi thụ hưởng các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe”.

Ghi nhận và biểu dương  những đóng góp tích cực của BV S.I.S Cần Thơ trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, ông  Nguyễn Thực Hiện – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, bày tỏ: “Tôi tin việc đầu tư và đưa vào hoạt động hệ thống robot Corindus sẽ góp phần phục vụ tốt hơn  trong công tác khám chữa bệnh của BV. Trong thời gian tới, thành phố mong S.I.S Cần Thơ sẽ phát triển mạnh hơn nữa, gia tăng sự kết nối đến các tỉnh thành, cũng như trong khu vực, nâng cao công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các BV và các địa phương… Phối hợp xây dựng mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho các tỉnh thành khu vực ĐBSCL, cũng như trên cả nước và quốc tế”.

Đan Phưng

Bình luận (0)