Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhiều giải pháp tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày

Tạp Chí Giáo Dục

Tn dng ti đa công sut lp hc mt cách linh hot, sp xếp li lp hc, kết hp hc trc tiếp vi trc tuyến… là các gii pháp đưc TP.HCM linh hot vn dng đ tăng t l hc 2 bui/ngày các khi lp thc hin Chương trình GDPT 2018 trưc nhng hn chế v cơ s vt cht, trưng lp.


Các trưng đy mnh vic tri nghim đ phát huy ti đa phm cht, năng lc hc sinh

Linh hot gii pháp tăng t l hc sinh đưc hc 2 bui/ngày

Tại Trường TH Lê Thị Hồng Gấm (Q.Gò Vấp), năm nay là năm đầu tiên 614 học sinh khối 1, 2 nhà trường được học 2 buổi/ngày. Cô Lê Thị Hồng Hà – Hiệu trưởng nhà trường thông tin, toàn trường có 1.717 học sinh, với 38 lớp. 2 năm trước do sĩ số học sinh cao, hạn chế về phòng ốc nên nhà trường chưa thể thực hiện được việc dạy học 2 buổi/ngày với học sinh lớp 1, 2.

“Năm học này, sĩ số học sinh vẫn tăng, cơ sở vật chất vẫn hạn chế nhưng với mục tiêu học sinh được học 2 buổi/ngày để phát triển đầy đủ các kỹ năng, phẩm chất, trường đã sắp xếp lại sĩ số học sinh giữa các lớp của khối 3, 4, 5, ưu tiên dành phòng học 2 buổi/ngày cho khối 1, 2. Song song đó, tuyên truyền, giải thích với phụ huynh về thời lượng dạy 2 buổi/ngày để phụ huynh hiểu, chia sẻ, hỗ trợ. Đồng thời tăng cường vận động xã hội hóa trang bị phương tiện dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới và việc dạy học 2 buổi/ngày”, cô Hồng Hà chia sẻ.

Với các giải pháp trên, hiệu trưởng này phấn khởi cho biết, năm nay là năm đầu tiên học sinh khối 1, 2 của trường được học 2 buổi/ngày, bước đầu với 7 buổi/tuần, một số lớp học 10 buổi/tuần. Riêng khối 3 là 7 buổi/tuần. Mặc dù vậy, bà cũng thừa nhận, hiện nay khi thực hiện dồn lớp, sĩ số học sinh/lớp ở trường vượt chuẩn rất… xa, toàn trường có 21/38 lớp sĩ số trên 40 học sinh/lớp; 17/38 lớp sĩ số trên 45 em/lớp, có lớp sĩ số lên đến 49, 50 em, gây hạn chế việc tổ chức hoạt động dạy học trong trường.

Tại Q.Gò Vấp, tính trên toàn quận tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày là 82,86%, riêng tiểu học là 73,30%. Sĩ số học sinh/lớp ở bậc tiểu học trung bình là 42,14 học sinh, trong đó công lập là 45,14 em/lớp, vượt cao hơn nhiều so với chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT (35 học sinh/lớp), ngoài công lập là 22,36 em/lớp. Đối với THCS, sĩ số bình quân là 43,49 học sinh/lớp, trong đó công lập là 45,51 học sinh, ngoài công lập là 26,14 học sinh/lớp.

Thông tin thêm, ông Trịnh Vĩnh Thanh – Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp cho biết, tỷ lệ học sinh khối 1, 2 trên địa bàn quận được học 2 buổi/ngày là 85%, khối 6 đạt 96,7%. Theo ông, hiện nay, tính ra ở mỗi phường trên địa bàn quận đều chưa đảm bảo có đủ 1 trường tiểu học, 1 trường THCS. Trong khi đó, trung bình mỗi năm quận gia tăng thêm khoảng vài ngàn học sinh. Trên địa bàn quận đã có quỹ đất cho việc xây dựng trường ở phường 9, phường 12, phường 17 song giá đền bù còn thấp nên dẫn tới tình trạng người dân chưa thỏa thuận được.

“Giải pháp được quận thực hiện nhằm tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày trong điều kiện hạn chế về cơ sở vật chất là sử dụng linh hoạt phòng học. Không phải là 1 phòng học dành cho 1 lớp mà phòng học được sử dụng theo hướng dùng chung, sử dụng tối đa công suất. Giờ nào học sinh lớp này học ở phòng chức năng, năng khiếu thì sẽ bố trí học sinh lớp khác học ở phòng học đó, như vậy vừa tận dụng được phòng trống, vừa giúp học sinh được học tập, rèn luyện trực tiếp”, ông Thanh cho hay.

Về lâu dài, ông Trịnh Vĩnh Thanh cho hay, để đáp ứng được nhu cầu học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, phát triển học sinh toàn diện thì một mặt linh hoạt hơn trong sử dụng phòng học, một mặt quận sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp.

Kết hp hc trc tuyến, tăng hiu qu tri nghim

Tại TP.HCM, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày tính trên toàn thành phố đạt 73,7%. Trong đó, thấp nhất là Q.12 mới đạt 25,6%, Q.Tân Phú với 27,5%. Nguyên nhân được các địa phương đưa ra là do sĩ số học sinh ngày càng lớn trong khi trường lớp chưa đáp ứng đủ, phải đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh trên địa bàn quận.

Mặc dù vậy, để thực hiện một cách hiệu quả nhất Chương trình GDPT 2018, sách giáo khoa mới, các địa phương đã linh hoạt, sáng tạo vận dụng các giải pháp để làm sao tăng tính trải nghiệm, rèn luyện cho học sinh trước những hạn chế về cơ sở vật chất.

Đơn cử như tại Q.Tân Phú, ngay từ năm học 2020-2021, khi mới bắt đầu triển khai Chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 1, đứng trước thách thức về việc không thể tổ chức cho 100% học sinh lớp 1 trên toàn quận được học 2 buổi/ngày, quận đã sáng tạo vận dụng thí điểm việc dạy trực tuyến ở một số nội dung phù hợp để tăng thời gian trải nghiệm thực tế cho học sinh ở những hoạt động cần thiết.


TP.HCM linh hot nhiu gii pháp đ tăng t l hc sinh đưc hc 2 bui/ngày

Cô Trần Thị Khanh – Hiệu trưởng Trường TH Lê Lai (Q.Tân Phú) cho hay, nhà trường lựa chọn các nội dung như kỹ năng sống hoặc các nội dung củng cố ôn tập cho học sinh sẽ được đưa lên dạy học trên internet với sự thống nhất của phụ huynh. Từ đó, thời lượng học sinh học trực tiếp sẽ tăng lên, giúp giáo viên, học sinh có nhiều hơn thời gian tương tác…

“Tùy từng lớp với đặc thù học sinh khác nhau, giáo viên sẽ cân nhắc để xem nội dung nào sẽ được đưa lên dạy trực tuyến, thông báo với phụ huynh để có sự hỗ trợ hiệu quả nhất. Điều quan trọng là việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng phải đồng bộ”, cô Khanh chia sẻ.

Năm học 2022-2023, TP.HCM bắt đầu nhân rộng mô hình kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến đối với các trường tiểu học mới đáp ứng được dạy học 1 buổi/ngày với các khối lớp học Chương trình GDPT 2018, nhằm phát huy tối đa phẩm chất, năng lực học sinh trong điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp vẫn chưa đáp ứng đủ.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc cho hay, tùy đặc thù từng đơn vị, nhà trường, đối tượng học sinh, giáo viên cân nhắc để sắp xếp, lựa chọn nội dung dạy học phù hợp đưa lên trực tuyến. Làm sao phải đảm bảo được nội dung, thời lượng chương trình và tăng trải nghiệm thực tế cho học sinh…

“Để mô hình này phát huy hiệu quả cao nhất thì trước khi thực hiện giáo viên phải phổ biến với phụ huynh, tuyên truyền để phụ huynh hiểu, chia sẻ, hỗ trợ. Dù vậy, giáo viên phải thực sự biết đâu là nội dung cần thiết đưa lên dạy trực tuyến để không gây khó cho học sinh, phụ huynh, đồng thời phải có sự quản lý, giám sát để học sinh dù học trực tuyến ở nhà nhưng vẫn tương tác tốt với giáo viên…”, ông Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh.

Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)