Hoạt động thể chất, kiểm soát cân nặng và chế độ ăn có thể làm chậm trễ hoặc phòng sự phát triển ung thư ở mọi người.
1. Thực phẩm bị bức xạ không gây nên ung thư
Tia bức xạ thường được sử dụng để giết các sinh vật gây hại trên thức ăn để kéo dài thời gian sử dụng thức ăn. Tia bức xạ không còn trong thức ăn sau khi được xử lý và ăn những thức ăn bị bức xạ hoá không làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
2. Những chất có dán mác "organic"
Từ organic thường được dùng để chỉ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật không có thuốc trừ sâu và các chất gây biến đổi gen. Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ những thực phẩm này có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư so với các chất được tạo ra từ các phương pháp nông nghiệp khác.
Thịt chế biến ở nhiệt độ cao làm tăng khả năng ung thư
3. Thịt chế biến ở nhiệt độ cao tăng khả năng ung thư
Một số nghiên cứu đưa ra mối tương quan giữa ăn nhiều thịt chế biến sẵn và tăng nguy cơ ung thư đại tràng và dạ dày. Mối tương quan này có thể do hoặc không do nitrit, thành phần này có rất nhiều trong thịt hun khói, xúc xích để duy trì màu và phòng sự phát triển của vi khuẩn. Ăn các loại thịt chế biến sẵn và thịt được bảo quản bằng phương pháp hun khói và ướp muối làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với ung thư và do vậy nên giảm các thực phẩm này càng nhiều càng tốt.
Thịt phải được nấu chín để giết các vi khuẩn có hại trong thịt. Nhưng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng nướng, luộc, quay thịt ở nhiệt độ rất cao có thể sản sinh ra các hoá chất gây tăng nguy cơ bị ung thư. Mặc dù các hoá chất này có thể phá hủy DNA và gây nên ung thư ở động vật nhưng người ta vẫn chưa rõ ở những người ăn nhiều thịt, so với các chất khác trong thịt các hóa chất này góp phần làm tăng nguy cơ gây ung thư đại tràng như thế nào. Nếu om thịt, hấp, kho rim, hầm và thịt chế biến bằng lò vi sóng sẽ tạo ra ít các hoá chất này hơn.
Theo Bee.net.vn
Bình luận (0)