Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” phát triển kinh tế, xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh chuyn đi s, ngun nhân lc cht lưng cao, ng dng khoa hc – công ngh và đi mi sáng to là “chìa khóa” đ phát trin kinh tế, xã hi.


Khách hàng tìm hiu gii pháp công ngh phc v nông nghip ti Hi ch thiết b nông nghip và công ngh sau thu hoch năm 2022 do Trung tâm Thông tin thng kê khoa hc – công ngh (S Khoa hc – Công ngh TP.HCM) t chc

Đổi mới sáng tạo trở thành chủ đề xuyên suốt trong các hoạt động ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Khoa học – công nghệ đã mang lại sự chuyển động rõ nét trong quản lý Nhà nước đến hoạt động của doanh nghiệp, mô hình kinh doanh… Trước thay đổi và tác động chung của thế giới về môi trường, dịch bệnh… đã đặt ra nhiều thách thức và khoa học – công nghệ được xem là giải pháp để giải quyết những thách thức đó.

Vit Nam là mt trong nhng nưc có ch s đi mi sáng to toàn cu – GII khá cao

Ông Nguyễn Mạnh Cường (Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học – Công nghệ) cho rằng khái niệm đổi mới sáng tạo không còn quá xa lạ với nhiều người. Hiểu theo cách đơn giản là thay đổi cách làm để đạt hiệu quả cao hơn, giải quyết được hàng loạt vấn đề đang gặp phải bằng việc ứng dụng khoa học – công nghệ. “Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, với xu hướng chuyển đổi số như hiện nay, nếu bản thân mỗi người không đổi mới sáng tạo nghĩa là đang tự loại bỏ cơ hội phát triển. Thế giới đang thay đổi, công nghệ thay đổi từng ngày và chúng ta không thể đứng yên”, ông Cường nói.

Việc ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo ở một số lĩnh vực dù có chậm hơn một số nước nhưng Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII khá cao (chỉ số đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế thế giới do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO và ĐH Comell – Mỹ thực hiện). Theo đó, năm 2021, WIPO công bố thứ hạng của Việt Nam là 44/132 quốc gia/nền kinh tế và công bố khoảng tin cậy của thứ hạng này từ 42 đến 47. Năm 2020, Việt Nam có thứ hạng 42 và khoảng tin cậy từ 41 đến 50. Đánh giá theo khoảng tin cậy thì thứ hạng GII của Việt Nam năm 2021 và 2020 là gần như tương đương nhau.

Phân tích về độ tin cậy của chỉ số này, TS. Đào Trọng Khương (chuyên gia kinh tế thuộc Viện Phát triển kinh tế Trung ương) cho rằng Việt Nam cơ bản đã hình thành các chỉ số đầu vào và đầu ra theo năng lực đổi mới sáng tạo mà GII đã xây dựng. Đầu vào ở đây gồm chính sách, nguồn nhân lực, thị trường, cơ sở hạ tầng và đầu ra là các sản phẩm công nghệ, sản phẩm tri thức được chuyển giao, thương mại hóa thành công… “Năm 2021, thứ hạng nhóm các chỉ số đầu vào của Việt Nam là 60, tăng 2 bậc so với năm 2020. Thứ hạng nhóm các chỉ số đầu ra của Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức 38. Đây là thứ hạng chưa như mong muốn, song phải ghi nhận sự nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần đổi mới nền kinh tế”, TS. Khương cho biết.

Thc hin chuyn đi s rng rãi trong các lĩnh vc, ngành ngh

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, mặc dù chịu tác động do dịch Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng cao. Cụ thể, GDP năm 2021 tăng 2,58%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD. Có được những con số này không thể không đề cập đến vai trò của khoa học – công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phân phối. “Từ thực tế này, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học – công nghệ, tối ưu chuỗi cung ứng để tăng cạnh tranh. Đặc biệt là kết nối, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và thành lập mạng lưới doanh nghiệp khoa học – công nghệ dựa trên khai thác tài sản trí tuệ”, ông Cường gợi ý. Đặc biệt, ông Cường đánh giá, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đã dần rõ nét, len lỏi sâu vào tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên ở một số địa phương vẫn chưa thật sự thay đổi. Đó cũng là lý do Bộ Khoa học – Công nghệ đang thực hiện xây dựng phương án tính chỉ số đổi mới sáng tạo ở các địa phương. Trước mắt sẽ tính chỉ số đổi mới sáng tạo ở những tỉnh có tính đại diện cho các vùng kinh tế. Đây là bước đệm để tiến tới xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ở các tỉnh/thành và là cơ sở để đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực dài hạn.

“Mc dù chu tác đng do dch Covid-19 nhưng kinh tế Vit Nam vn gi đà tăng trưng cao. C th, GDP năm 2021 tăng 2,58%, tng kim ngch xut khu đt k lc 668,5 t USD. Có đưc nhng con s này không th không đ cp đến vai trò ca khoa hc – công ngh trong hot đng sn xut, kinh doanh và phân phi”, ông Nguyn Mnh Cưng (Cc trưng Cc Công tác phía Nam, B Khoa hc – Công ngh) cho biết.

TS. Huỳnh Thanh Điền (chuyên gia kinh tế) khẳng định, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì cũng có nhiều thách thức mà Việt Nam đang đối mặt. Để giải quyết những thách thức đó, một trong những việc cần làm là thực hiện chuyển đổi số rộng rãi trong các lĩnh vực, ngành nghề; xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực am hiểu khoa học – công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ cao vào hoạt động để tăng giá trị sản phẩm và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. TS. Điền dẫn chứng: “Trở lại năm 2021 và đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng vững, thậm chí phát triển vượt bậc so với trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Điều đó không thể phủ nhận sự nhạy bén trong tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp để có một nền tảng số nhằm ứng dụng vào việc sản xuất, kinh doanh”.

Ở góc độ khác, ông Phan Đức Trung (Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam) nhìn nhận, khoa học – công nghệ là một trong những đột phá trong bối cảnh chuyển đổi số. Các chuyên gia, nhà khoa học đã có đánh giá đầy đủ và toàn diện về đóng góp của khoa học – công nghệ vào đổi mới sáng tạo trong sự phát triển chung của đất nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề là công tác chuẩn bị nhân lực như thế nào, đầu tư ra sao… thì cũng rất cần sự tư vấn của các chuyên gia để tránh lãng phí.

Ông Trung nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học tại chính doanh nghiệp. Qua đó hình thành doanh nghiệp khoa học – công nghệ dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, xây dựng mô hình kinh doanh gắn với chuyển đổi số… Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngại đầu tư đặt hàng giải pháp thì cũng có thể thuê lại giải pháp của các doanh nghiệp khoa học – công nghệ. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì thuê rất tốn kém so với đầu tư một lần.

Bài, ảnh: Trn Trng Tri

Bình luận (0)