Ảnh minh họa
|
1. Xuất tinh ngoài
Xuất tinh ngoài là một phương thức ngừa thai đơn giản: Các quý ông chủ động rút "cậu bé" ra khỏi "cô bé" trước khi "xuất binh". Tuy nhiên, biện pháp này lại không có hiệu quả tránh thai cao. Bởi, trước khi kịp rút "cậu bé" ra ngoài, thì đã có một vài dòng chất lỏng màu trong chảy ra và những dòng chất lỏng này hoàn toàn có thể chứa một ít tinh trùng. Khi tinh trùng này kết hợp với trứng thì sự thụ tinh vẫn có thể diễn ra chứ không nhất thiết phải chờ tới khi xuất tinh. Hơn nữa, một người đàn ông khó có thể biết chính xác khi nào thì mình xuất tinh.
Không ít cặp đôi coi xuất tinh ngoài là giải pháp cứu cánh cho việc phòng tránh thai. Nhưng thực tế, biện pháp tránh thai này cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:
– Dễ mắc chứng di tinh: Trước khi xuất tinh, dương vật cương cứng, đến cao trào mà vội vàng “thu súng” sẽ kích thích thần kinh trung ương và làm rối loạn cơ quan điều khiển xuất tinh.
– Dễ suy nhược thần kinh: Khi đạt đến cực khoái, thần kinh của người đàn ông đi vào trạng thái căng thẳng, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng cao. Nếu trong giai đoạn cao trào bất ngờ bị ngắt quãng sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt đến tâm lý tình dục, lâu dần khiến thần kinh chỉ đạo tình dục suy nhược, dẫn đến xuất tinh sớm hay liệt dương.
– Người vợ dễ lãnh cảm: Vội vã, bất ngờ rút ra ngay khi người phụ nữ đang hoặc chưa đạt được khoái cảm có thể khiến người phụ nữ “hụt hẫng”, về lâu dài dễ lãnh cảm.
2. Tính ngày rụng trứng
Trong một chu kì kinh, người phụ nữ có khả năng thụ thai cao nhất vào những ngày rụng trứng, khả năng thụ thai càng giảm khi càng xa ngày rụng trứng.
Tuy nhiên, nhiều cặp đôi là nghĩ rằng ngoài ngày rụng trứng và 1, 2 ngày trước hoặc sau ngày rụng trứng thì khả năng dính bầu là không có. Vì vậy, nhiều người chọn cách này làm biện pháp tránh thai. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Có nhiều yếu tố như hóa chất, dược phẩm, sức khỏe, sự căng thẳng lo âu, thay đổi môi trường sống đột ngột, khí hậu thay đổi, tuổi tác, sự hưng phấn đột ngột… có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng ở người phụ nữ. Những tác động đó sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và hormone của người phụ nữ, dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh, ngày rụng trứng. Có thể trứng sẽ rụng sớm hoặc muộn hơn, thậm chí không rụng, cũng có khi trứng rụng 2-3 quả liền, rụng ở cả hai bên.
Điều quan trọng là không phải tháng nào bạn cũng nhận ra chính xác thời điểm rụng trứng của mình để tránh quan hệ, do đó, cho dù bạn đã tính toán rất cẩn thận nhưng việc quan hệ đúng ngày trứng rụng dẫn đến thụ thai là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Do đó, khi tránh thai bằng cách tính ngày, bạn nên tính đến khả năng trứng rụng bất thường. Và cách này cũng chỉ nên áp dụng cho những người có vòng kinh đều mà thôi.
3. Thuốc diệt tinh trùng
Sử dụng thuốc diệt tinh trùng là một biện pháp tránh thai mới ở Việt nam. Thuốc này không phải là hormone mà là một loại hóa chất có tác dụng diệt "tinh binh". Thuốc diệt tinh trùng có nhiều dạng như bọt, kem, viên đặt. Cách sử dụng rất đơn giản: Khoảng 15 phút trước khi giao hợp, người nữ đưa thuốc vào trong âm đạo, chú ý phải đưa sâu đến tận cổ tử cung để thuốc lan ra khắp vùng cổ tử cung. Tinh trùng gặp thuốc sẽ ngừng hoạt động.
Điểm bất lợi của phương pháp này là giá hơi cao. Ngoài ra, một số phụ nữ gặp tác dụng phụ là âm đạo bị nấm hoặc có cảm giác khó chịu.
Hơn nữa, hiệu quả tránh thai chưa thật cao: Cứ 100 phụ nữ áp dụng trong thời gian một năm thì có từ 5-20 trường hợp vỡ kế hoạch, (60%) người dùng thất bại do sử dụng không đúng hướng dẫn, thất bại do thuốc chỉ khoảng 2%, thời gian tác dụng của thuốc ngắn. Khi đặt thuốc, bắt buộc phải quan hệ ở tư thế nằm, sau khi quan hệ chảy ra ngoài. Không được tắm xà phòng trước và sau khi dùng thuốc một thời gian.
Bình luận (0)