Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thay đổi đề thi theo hướng mới

Tạp Chí Giáo Dục

Trong năm hc này, các khi 6, 7 và 10 hc theo chương trình bt buc phi ly ng liu ngoài SGK đ kim tra đánh giá môn ng văn. Vy, đ thi nên xây dng như thế nào?


Hc sinh lp 10 Trưng THPT Tây Thnh làm bài kim tra thưng xuyên bng hình thc viết

Theo chúng tôi, đề thi nên gồm 2 phần: Phần đầu là trắc nghiệm và phần sau là tự luận.

Phn trc nghim: Đánh giá kiến thc bao quát              

Mới đây, trong buổi sinh hoạt với tổ chuyên môn các trường phổ thông, TS. Nguyễn Thị Hồng Nam (thành viên nhóm biên soạn Ngữ văn 10, bộ Chân trời sáng tạo) nêu ra vấn đề: Lấy ngữ liệu ngoài SGK thì đề thi nên như thế nào? Có nên kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm? Mức độ giữa trắc nghiệm và tự luận như thế nào là hợp lý: 50/50 hay 60/40?

Theo chúng tôi, đề thi môn ngữ văn của những khối học theo chương trình mới nên có phần trắc nghiệm trước phần tự luận, mức độ đánh giá giữa trắc nghiệm và tự luận trong khoảng 40-50 hoặc tối đa là 50-50. Bởi vì, thứ nhất, chương trình mới học theo nhóm chủ điểm. Ví dụ sách Ngữ văn 10 có 9 chủ điểm, học kỳ I có 5 chủ điểm và học kỳ II có 4 chủ điểm. Trắc nghiệm kiến thức sẽ đánh giá được kiến thức bao quát của học sinh, gồm cả kỹ năng đọc, viết và phần thực hành tiếng Việt. Thứ hai, cách ra đề theo dạng đọc hiểu văn bản bấy lâu nay có mặt ưu điểm là phát huy kỹ năng đọc cho người học theo các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp. Nhưng mức độ đánh giá kiến thức toàn diện của học sinh còn hạn chế. Lối mòn của đề thi làm cho học sinh cảm thấy thiếu hứng thú vì những câu hỏi đơn giản, quá quen thuộc. Nếu biết cách đặt câu hỏi trắc nghiệm cũng có thể đánh giá được các mức độ từ thấp đến cao của người làm bài. Một điểm nữa là, kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay ở các trường ĐH đều bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức. Đề kiểm tra có thêm phần trắc nghiệm ở trường phổ thông sẽ giúp học sinh tập làm quen dần với các kỳ thi này về sau. Về lâu dài, khi đã đồng bộ cuốn chiếu xong các khối với một chương trình nhiều bộ SGK, thì kiến thức đóng khung đơn vị văn bản không còn then chốt nữa. Và khi ấy, điều đánh giá người học là kiến thức chung, kiến thức chuẩn, kiến thức nền, nên đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm có một phần trong đề kiểm tra là hợp lý. Sẽ không quá lo lắng việc kiểm tra trắc nghiệm môn ngữ văn sẽ làm học sinh mất kỹ năng diễn đạt. Vì còn từ 50-60% trong đề thi đánh giá kỹ năng viết. Trong cách xây dựng bài học của chương trình mới cũng đã đánh giá kỹ năng diễn đạt nói cho học sinh nhiều rồi.

Phn t lun: Bám sát ch đim bài hc

Chương trình của các khối 6, 7 và 10 được xây dựng trên 4 hoạt động chính là đọc, viết, nói, nghe và kiến thức (thực hành) tiếng Việt. Trong đó, phần hoạt động viết có nhiều bài tích hợp với phần đọc theo chủ điểm bài học. Chẳng hạn, trong bộ Chân trời sáng tạo: Bài Tiếng nói của vạn vật (thơ 4 chữ, 5 chữ) của Ngữ văn 7 có tích hợp giữa yêu cầu viết làm thơ 4, 5 chữ và viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc về một bài thơ 4, 5 chữ. Ngữ văn 10 có yêu cầu viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số đặc sắc nghệ thuật về một truyện kể nằm trong bài Tạo lập thế giới (thần thoại). Cũng có những bài không có sự tích hợp giữa đọc và viết, như bài 2 Ngữ văn 7; bài 2 và 5 Ngữ văn 10 cùng bộ sách nói trên. Như vậy, khi ra đề, với trường hợp không có sự tích hợp giữa đọc và viết, giáo viên chỉ cần ra đề không trùng với đề đã cho và các bài văn mẫu trong SGK là được. Với trường hợp thứ nhất, có tích hợp giữa đọc và viết, giáo viên căn cứ vào thể loại/chủ điểm để ra đề. Chẳng hạn với chủ điểm Tạo lập thế giới (thần thoại) của Ngữ văn 10, đề kiểm tra yêu cầu phân tích, đánh giá chủ đề, một số đặc sắc nghệ thuật về một truyện kể, giáo viên có thể cho học sinh tự chọn truyện kể thuộc các thể loại thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười, cổ tích mà các em yêu thích. Nhưng không được chọn các văn bản đã có ở sách giáo khoa, kể cả văn bản phần kết nối chủ điểm, đọc mở rộng theo thể loại. Cách yêu cầu này không gây khó cho học sinh, ngược lại hầu hết các em đều rất thích.

Bt buc s dng văn bn ngoài SGK cho đ kim tra ng văn khi 6, 7 và 10

Ngày 21-7-2022, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Theo đó, với môn ngữ văn, công văn yêu cầu tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn. Khi công văn trên được công bố, hầu hết giáo viên từ THCS đến THPT đều chuẩn bị tâm thế cho việc ra đề kiểm tra theo cách mới. Đến ngày 22-8-2022 vừa qua, Bộ GD-ĐT tiếp tục ban hành Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023. Công văn này có sự giới hạn cụ thể yêu cầu của Công văn 3175 nói trên. Theo Công văn 4020, đối với môn ngữ văn, thực kiểm tra đánh giá theo Công văn 3175 đối với khối 6, 7 và 10. Khuyến khích các trường vận dụng kiểm tra đối với các khối 8, 9, 11, và 12. Như vậy, việc đưa văn bản ngoài SGK vào đề thi ngữ văn chỉ bắt buộc với các khối đã học theo chương trình phổ thông mới (6, 7 và 10). Các khối còn lại của THCS và THPT là không bắt buộc.

Đề kiểm tra theo hướng mở thì đáp án cũng phải xây dựng theo hướng mở, giáo viên sẽ vất vả hơn khi chấm bài. Đáp án chấm cần chú trọng đến kỹ năng, thao tác của học sinh là chính. Theo đó, nên dựa vào bảng kiểm gợi ý ở SGK là căn cứ cho điểm.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Bình luận (0)