Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trường học hạnh phúc kiến tạo từ lớp học hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu nhà qun lý và giáo viên cho rng không khó đ xây dng mt trưng hc hnh phúc, bt đu t lp hc hnh phúc. Nhiu lp hc hnh phúc, trong đó tng thành viên bao gm hc sinh, giáo viên hnh phúc thì s kiến to nên mt trưng hc hnh phúc.


Nhng b trang phc vi màu sc khác nhau đưc hc sinh Trưng Tiu hc Nguyn Hu din ti trưng trong “Ngày th 6 vui v

“Ngày th 6 vui v

Tại Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM), các em học sinh có một ngày được “tự do” mang tên “Ngày thứ 6 vui vẻ”. Vào ngày này, thay vì mặc những bộ đồng phục học sinh như thường lệ, học sinh được tự do lựa chọn trang phục mình yêu thích để diện đến trường. Thầy Phạm Văn Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, gần cả tuần học sinh đã mặc đồng phục theo quy định, nội quy của nhà trường. Vì vậy, nhà trường muốn dành riêng ngày thứ 6 để các em được tự do lựa chọn những bộ trang phục mình yêu thích nhất để mặc đến trường, tạo không khí lớp học vui tươi, hào hứng. “Ngày thứ 6 vui vẻ” với mong muốn mang đến cho học sinh sự vui vẻ, thoải mái nhất. “Khi có một ngày học mà các em được lựa chọn những bộ trang phục theo sở thích của bản thân để diện đi học thì chắc chắn sẽ rất thích thú. Chính vì thế, vào ngày này rất nhiều màu sắc được học sinh diện tới lớp, đó là áo đồng phục theo phong cách riêng của từng lớp; đó là trang phục của mỗi học sinh thể hiện phong cách riêng của các em. Dù vậy, nhà trường cũng quy định rõ rằng trang phục thoải mái không có nghĩa là các em muốn mặc tự do thế nào cũng được. Trang phục phải phù hợp với văn hóa học đường và lứa tuổi học sinh”, thầy Cường cho biết.

“Ngày thứ 6 vui vẻ” cũng là hoạt động được Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) thực hiện tại trường từ năm học này, tạo không gian nhiều màu sắc vui tươi trong các lớp học. Cô Bùi Thị Thanh (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, khi chọn thứ 6 là ngày để học sinh được mặc những bộ trang phục các em yêu thích nhất đến trường mà không phải “đóng khung” trong những bộ đồng phục, nhà trường mong muốn mang đến niềm vui cho học sinh khi đến trường từ những điều đơn giản nhất. “Thứ 6 luôn là ngày có lẽ được nhiều học sinh mong chờ nhất. Trong ngày này, lớp học nào cũng giống như vườn hoa nhiều màu sắc. Giáo viên cũng rất mong chờ ngày này mỗi tuần để được nhìn ngắm những bộ trang phục nhiều sắc màu của học sinh. Ở lứa tuổi tiểu học, việc học sinh được mặc những bộ quần áo rực rỡ, theo sở thích đến trường có lẽ là niềm vui để biến cả tuần học tập trở nên hào hứng hơn bao giờ hết”, cô Thanh nói.

Cô Thanh cho biết thêm, chỉ từ một thay đổi nhỏ về trang phục nhưng nhà trường đã nhận được nhiều phản hồi, hưởng ứng tích cực từ phụ huynh. Nhiều phụ huynh bày tỏ rằng con em mình rất thích thú, hào hứng khi chuẩn bị trang phục cho ngày thứ 6, thậm chí nhiều em là học sinh đầu cấp từ nhút nhát, rụt rè, chưa thích đến trường nhưng trước quy định được mặc trang phục yêu thích nhất đến trường đã trở nên tích cực hơn. “Tạo một không khí vui tươi, ham thích đến trường, không gò bó để mỗi học sinh khi đến trường đều cảm thấy thích thú, yêu thích là đích đến của một ngôi trường hạnh phúc mà nhà trường đã và đang hướng đến. Không chỉ thay đổi về phương pháp giảng dạy trong từng tiết học, tạo sự sôi nổi để các em thấy việc học nhẹ nhàng, sự thay đổi trong nội quy…, từng chút một sẽ kiến tạo nên ngôi trường hạnh phúc”, cô Thanh nhìn nhận.

Trưng hc hnh phúc bt đu t… lp hc hnh phúc

Năm học này, các lớp học tại Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) như được khoác chiếc áo mới. Theo đó, những bức tường trong lớp học được trang trí với nhiều bức tranh vẽ khác nhau, theo sở thích của học sinh từng lớp. Cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, tại trường, mỗi lớp học sẽ gắn bó với học sinh suốt 4 năm học THCS, bắt đầu từ lớp 6. Vì thế, ở mỗi lớp luôn có những dấu ấn riêng biệt, học sinh sẽ trang trí lớp học theo sở thích, nhu cầu của mình, làm sao tạo không khí vui vẻ nhất cho các em trong học tập. “Từ đặc điểm này và cũng xuất phát từ chính mong muốn của học sinh, năm nay nhà trường tạo điều kiện để các lớp được trang trí lớp qua các bức tranh vẽ trên tường, hướng đến tạo môi trường học tập, rèn luyện thoải mái nhất cho cả thầy và trò. Các bức tranh trên tường ở cuối lớp chủ yếu là tranh về phong cảnh, thiên nhiên do học sinh và phụ huynh lên ý tưởng, thiết kế rồi nhờ người vẽ, mang đến cảm giác thư giãn, vui tươi, thoải mái trong tiết học”, cô Trang cho biết.


Không gian lp hc ti Trưng THCS Nguyn Du đưc khoác chiếc áo mi vi nhng bc tranh sinh đng

Cô Trang cho biết thêm, hoạt động trang trí tranh trên tường trong lớp học khiến phụ huynh và học sinh rất thích thú, đặc biệt là phụ huynh và học sinh khối 6. Từ sự thích thú này đã giúp tạo không khí gắn kết giữa các phụ huynh, học sinh đầu cấp và với nhà trường thay vì sự rụt rè, bỡ ngỡ. Học sinh khối 6 mới chuyển cấp từ tiểu học lên bậc THCS nên tâm lý và phương pháp học tập vẫn chưa quen; phụ huynh học sinh cũng còn tâm lý e dè trước nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Vì thế, qua hoạt động trang trí lớp đã trở thành chất xúc tác gắn kết phụ huynh và học sinh với nhau, với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Nhiều phụ huynh thích thú trao đổi với giáo viên chủ nhiệm rằng con em mình đi học về kể “lớp con đẹp lắm”, cả phụ huynh và giáo viên đều vui vẻ.

Cô Trang nhìn nhận, trường học hạnh phúc được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, từ việc giảng dạy, rèn luyện cho đến các hoạt động đi kèm. Để tạo nên một trường học hạnh phúc thì mỗi thành viên trong ngôi trường đó bao gồm học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đều phải hạnh phúc. Và như vậy, để một trường học hạnh phúc thì mỗi lớp học trong ngôi trường đó đều phải hạnh phúc bởi lớp học là tế bào để kiến tạo nên một ngôi trường. “Để xây dựng nên một trường học hạnh phúc không thể một sớm một chiều mà là từng chút một. Với nhà trường đó là việc bắt đầu từ sự thay đổi môi trường lớp học, tạo tâm thế thoải mái, thư giãn nhất cho thầy và trò mỗi ngày đến trường, mỗi giờ lên lớp”, cô Trang nhìn nhận.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)