Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết tiếp bài Phụ huynh trải nghiệm bữa ăn bán trú cùng con (ngày 5-10): Thực sự quan tâm đến bữa ăn của học sinh ở trường

Tạp Chí Giáo Dục

Vi hc sinh hc bán trú, ba ăn trong trưng khá quan trng. Tr hc sinh mm non ăn 2-3 ba trong trưng, hc sinh các bc hc khác dù ch ăn trưa nhưng là ba gia hai bui hc nên cht lưng ba ăn không ch nh hưng đến bui hc sau mà còn tác đng đáng k đến tình trng sc khe, th cht, thói quen ăn ung ca các em.


Ph huynh hc sinh Trưng THCS Minh Đc (Q.1, TP.HCM) kim tra khu phn ba trưa ca con  trưng. Ảnh: Y.Hoa

Với học sinh mầm non, trừ một số ít gia đình chuẩn bị bữa sáng cho trẻ, còn lại đều cho các em ăn trong trường, gồm bữa sáng, trưa và xế. Trong đó, bữa sáng và trưa là rất quan trọng cho học sinh để nạp đủ năng lượng vận động cả ngày đó. Tùy trường có số thu khác nhau, nhưng bình quân với khoản thu từ 40.000-50.000 đồng/học sinh/ngày, sau khi trừ đi chi phí quản lý và các chi phí khác, chất lượng bữa ăn của các em cũng là điều khiến nhà trường phải gói ghém, lo lắng. Với trường tiểu học, bình quân mức thu khoảng 30.000-35.000 đồng/học sinh/ngày cho bữa ăn trưa và xế cũng khó đòi hỏi chất lượng cao. Chẳng hạn, bữa trưa của học sinh tiểu học thường có các món: cơm, rau xào, canh, tráng miệng và món mặn (trứng chiên, thịt kho, gà chiên, cá kho…), nói chung là không phong phú lắm về món và học sinh không có quyền được lựa chọn. Do đó, các em có xu hướng ăn nhiều hơn ở những bữa có món mình thích và bỏ mứa ở bữa có món mình không thích. Một số học sinh sợ bị giáo viên hoặc bảo mẫu la rầy nên tìm cách “nhờ bạn ăn giùm” món mà mình không thích, đổi lại, bữa khác đến món bạn không thích thì mình sẽ “ăn giùm”; hoặc bạn nào ăn nhiều sẽ hay được các bạn “nhờ vả”. Đặc biệt, nhiều học sinh không thích ăn rau xào nên món này không được các em hoan nghênh. Với những học sinh “kén ăn”, bữa ăn ở trường có khi trở thành nỗi ám ảnh do luôn bị áp lực không ăn thì bị đói, bị cô giáo “mắng vốn” với phụ huynh, nhưng ăn thì không nổi. Điều đó hẳn ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và thói quen ăn uống của các em, nhất là thiếu chất xơ, một số vitamin và duy trì thói quen chỉ ăn món mình thích.

Bên cạnh đó, việc cho học sinh ăn khẩu phần như nhau (về số món ăn và lượng thức ăn, trừ cơm) có thể khiến một số em cảm thấy không thoải mái. Các học sinh có thể trạng và nhu cầu khác nhau lại ăn gần như cùng loại và cùng lượng thức ăn có thể không bảo đảm dinh dưỡng cho các em. Chẳng hạn, một học sinh nữ nặng 25kg hẳn có nhu cầu dinh dưỡng khác với một học sinh nam cùng lớp nhưng nặng 40kg, thế nhưng với bữa ăn giống nhau thì lượng calo cần cung cấp như nhau, có thể không bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho học sinh, ít nhất trong việc đủ năng lượng để các em tiếp thu bài vở. Hay việc nhà trường chiều theo số đông học sinh ăn nhiều món nào đó rồi có thực đơn theo món đó nhiều hơn các món khác (gà rán chẳng hạn) thì có thể làm lệch chế độ dinh dưỡng của học sinh. Thí dụ, với món cá thu nhật sốt cà, hơn nửa số học sinh “bỏ mứa”, trong khi món cánh gà chiên nước mắm thì các em ăn gần hết, nên nhà trường ưu tiên chọn làm món gà, bỏ qua món cá hoặc chỉ xuất hiện với tần suất rất ít so với món gà, như vậy nhu cầu dinh dưỡng của học sinh sẽ có phần bị lệch. Tương tự như vậy, nếu món canh cà chua nấu trứng được học sinh chuộng hơn so với canh rau mà nhà trường lại chiều theo đó thì các em sẽ bị thiếu chất xơ và một số vitamin. Do đó, nhà trường nên nhìn nhận rằng, bữa ăn trong trường không chỉ cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho học sinh nhằm học tốt và đủ năng lượng vận động trong thời gian các em ở trường mà còn góp phần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh cho học sinh. Nhà trường nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng bữa ăn cho từng nhóm học sinh chứ không phải theo cách thức đại trà của từng khối lớp, cũng không phải theo điều kiện đóng góp của phụ huynh. Trong đó, nên lập thành từng nhóm học sinh có những đặc điểm chung về thể trạng (chiều cao, cân nặng, giới tính…) và những nhóm “đặc biệt” (béo phì hoặc thấp còi, có bệnh mãn tính riêng…) chứ không nhất thiết theo khối lớp. Như vậy, một học sinh lớp 1 nhưng có chiều cao và cân nặng ngang với một học sinh lớp 3 thì nên xếp ăn chung với các học sinh này để có chế độ dinh dưỡng riêng; các học sinh thấp còi sẽ có chế độ ăn khác với học sinh béo phì…

Lâu nay, nhà trưng ch đt nng dy kiến thc mà chưa xem trng đúng mc vn đ th cht, trong đó có vic ăn ung ca hc sinh. Trong điu kin hin nay, vn đ này nên đưc quan tâm hơn đ góp phn bo đm dinh dưng và nâng cao th trng cho hc sinh.

Việc tổ chức ăn cho học sinh trong trường cũng phải tính đến yếu tố dinh dưỡng và thói quen ăn uống lành mạnh, bảo đảm vệ sinh, nhất là thực hiện tốt tháp dinh dưỡng, trong đó cần những loại thức ăn đủ, thức ăn vừa phải, thức ăn có mức độ, thức ăn ít… Cần lưu ý việc học sinh ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều dầu mỡ, nhiều đạm mà ít rau quả. Đồng thời, cần chú ý bổ sung và thay đổi thường xuyên nhiều loại trái cây nhằm cung cấp các loại vitamin, chất xơ và đường tự nhiên, chứ không nên tráng miệng bằng các loại bánh hoặc đồ ngọt. Nhà trường phải chú ý góp phần khắc phục vấn đề này.

Về đóng góp của phụ huynh, nếu nhà trường xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, thực sự có lợi cho sự phát triển của học sinh mà không đặt vấn đề lợi ích riêng của trường hay của đơn vị cung cấp thức ăn thì tin rằng hầu hết phụ huynh sẽ đồng ý với các khoản đóng góp. Chẳng hạn, những học sinh bình thường có thể ăn ở chế độ 40.000 đồng/ngày thì với học sinh thấp còi có thể ăn 35.000 đồng/ngày, tức mỗi tháng chỉ tăng thêm hơn 100.000 đồng mà đem lại sức khỏe tốt cho các em thì hẳn phụ huynh sẽ ủng hộ. Trường hợp cần thiết có thể dùng ngân sách bù vào.

Cuối cùng, nhà trường cũng nên quan tâm đến vấn đề “kỷ luật dinh dưỡng” đối với học sinh. Theo đó, một mặt tôn trọng sở thích của học sinh nhưng cũng cần nghiêm khắc với các thói quen không tốt, như chỉ ăn món mình thích, uống quá ít nước, chỉ thích uống nước ngọt, ăn quá ít rau quả, ăn quá nhanh và không nhai kỹ, vừa ăn xong đã chạy nhảy và những thói quen có hại khác. Nếu việc nhắc nhở không có kết quả, nhà trường cần thông tin với phụ huynh để có biện pháp ứng xử phù hợp. Chính “kỷ luật dinh dưỡng” không chỉ góp phần làm thay đổi thói quen ăn uống của học sinh tại trường mà còn tác động để gia đình có sự điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho con em mình. Lâu nay, nhà trường chỉ đặt nặng dạy kiến thức mà chưa xem trọng đúng mức vấn đề thể chất, trong đó có việc ăn uống của học sinh. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề này nên được quan tâm hơn để góp phần bảo đảm dinh dưỡng và nâng cao thể trạng cho học sinh. Để làm được các điều ở trên, nhà trường đừng đặt nặng yếu tố “lợi nhuận” (trừ trường hợp có hiện tượng vụ lợi của ban giám hiệu có thể coi là vi phạm pháp luật lẫn đạo đức), kể cả khi tạo nguồn thu để chăm lo cho giáo viên; tất cả cần được nhìn nhận ở góc độ chăm lo cho học sinh một cách tốt nhất!

Nguyn Minh H

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)