Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường nghề thờ ơ kiểm định chất lượng

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu trưng ngh chưa quan tâm đến công tác kim đnh cht lưng. Đây là mt trong nhng nguyên nhân nh hưng đến công tác tuyn sinh cũng như cht lưng ngun nhân lc.


TS. Nguy
n Lc (nguyên Vin trưng Vin Khoa hc giáo dc Vit Nam) phát biu

Ông Hoàng Mạnh Tiến (Trưởng phòng Kiểm định và Công nhận chất lượng thuộc Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp – GDNN) cho biết, hiện các trường nghề chưa nhận thấy được giá trị kiểm định chất lượng mang lại. Kiểm định không chỉ là thước đo đảm bảo chất lượng đào tạo mà còn là cơ sở để thu hút hợp tác, tuyển dụng người học từ các doanh nghiệp. Đồng thời mở ra cơ hội cho người học có thể chuyển tiếp lên bậc học cao hơn ở các trường trong khu vực và thế giới.

Ch có 2 chương trình đào to theo tiêu chun quc tế

Bà Đoàn Thảo Nguyên (Phó Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết, TP.HCM hiện có 77/99 trường CĐ-TC thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở GDNN theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH. Trong đó, ở bậc CĐ có 37/44 trường và bậc TC có 40/55 trường. Về đánh giá ngoài, tính đến tháng 9-2022, có 13/24 trường CĐ công lập đã được kiểm định chất lượng GDNN (9/12 trường do TP.HCM quản lý và khối trường thuộc Trung ương quản lý là 4/12 trường); 5/21 trường TC công lập đã được kiểm định chất lượng GDNN (trường thuộc TP.HCM quản lý là 5/15 trường). Khối trường TC do Trung ương quản lý chưa có trường nào được kiểm định. Riêng các trường đào tạo ngành nghề trọng điểm theo Quyết định số 1769/QĐ-LĐTBXH ngày 25-11-2019 của Bộ LĐ-TB&XH đã và đang đánh giá ngoài là 10/14 trường. Khối trường tư thục hiện chưa có trường nào được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn của bộ.

“Công tác đm bo cht lưng và kim đnh cht lưng rt quan trng đi vi trưng ngh, là điu kin làm hài lòng mc tiêu ca ngưi hc và xã hi. Các trưng cn xem đây là công c đ đt các mc tiêu và tiêu chu cp đ quc gia, thế gii”, TS. Lê Đình Kha (Hiu trưng Trưng CĐ K thut Cao Thng) chia s.

Bà Nguyên cho biết thêm, đến nay TP.HCM có 21 chương trình đào đạo được đánh giá ngoài, gồm 20 chương trình của khối công lập và 1 chương trình của khối tư thục. Về đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực, hiện có 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn tổ chức ABET – Hoa Kỳ công nhận (2 ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí của Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng). Theo lộ trình, đến năm 2024, TP.HCM bắt buộc kiểm định chất lượng GDNN theo tiêu chuẩn của Bộ LĐ-TB&XH đối với các trường công lập và 100% ngành nghề trọng điểm của thành phố đến 2025. Chỉ tiêu cả nước đến năm 2025 phải có 30 chương trình đào tạo phải thực kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực (Quyết định 496 của Bộ LĐ-TB&XH). Trong đó, TP.HCM đăng ký đến năm 2025 có ít nhất 5 chương trình đào tạo phải thực kiểm định theo tiêu chuẩn này.

TS. Lê Đình Kha (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) chia sẻ, công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng rất quan trọng đối với trường nghề, là điều kiện làm hài lòng mục tiêu của người học và xã hội. Các trường cần xem đây là công cụ để đạt các mục tiêu và tiêu chuẩn ở cấp độ quốc gia, thế giới. “Để làm được điều này, các trường cần tìm những điểm mạnh và yếu của mình, phổ biến văn hóa chất lượng trong trường. Đồng thời gắn kết với cộng đồng, đặc biệt là đơn vị sử dụng lao động để đáp ứng yêu cầu của xã hội”, TS. Kha đúc kết. 

Vì cht lưng ngun nhân lc

Đại diện các trường nghề cũng như chuyên gia thừa nhận hiện chưa thật sự quan tâm đến kiểm định chất lượng vì cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy định chưa hoàn thiện. Cũng có ý kiến cho rằng chi phí kiểm định quá cao, trường không kham nổi. Thêm nữa, hiện cũng chưa có hướng dẫn chi đầu tư công cho hoạt động này. TS. Trần Kim Tuyền (Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM) cho hay, vì mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trường từng theo đuổi chương trình kiểm định chất lượng quốc tế nhưng phải “dang dở” vì có ngân sách cũng không biết giải ngân như thế nào. Tương tự, ThS. Võ Long Triều (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho biết, khó khăn hiện nay là chưa có hướng dẫn giải ngân đầu tư công, trong khi chi tài chính cho hoạt động này quá lớn. Được biết, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đang điều chỉnh chương trình đào tạo để kiểm định theo tiêu chuẩn ABET.


Sinh viên m
t trưng ngh đang thc hành ngh nhà hàng – khách sn

Theo TS. Nguyễn Mạnh Cường (kiểm định viên Công ty CP Kiểm định và Tư vấn giáo dục Việt Nam – VTEC), kiểm định chất lượng giúp người học có nhiều lợi thế sau khi tốt nghiệp và sẵn sàng tham gia vào thị trường nhân lực chất lượng cao. Xu hướng đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế không chỉ là lối ra cho trường nghề mà còn là cơ hội tiếp cận nhanh với trình độ lao động quốc tế. Khi các trường thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo bởi các tổ chức kiểm định quốc tế uy tín thì giá trị thừa nhận có phạm vi rộng hơn, vượt ngoài quốc gia và đặc biệt là sự thừa nhận của các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Bên cạnh kiểm định chất lượng, người học tốt nghiệp các ngành nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao của nước ngoài cũng đã được doanh nghiệp đón nhận. Tuy nhiên, đại diện các trường CĐ được chọn đào tạo thí điểm chương trình chuyển giao từ Úc, Đức cho biết rất khó tuyển sinh khóa sau bởi học phí cao.

TS. Nguyễn Lộc (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) đánh giá, đến nay mức độ kiểm định GDNN theo chuẩn quốc tế ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng còn khiêm tốn với hai chương trình của ABET tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng. Theo TS. Lộc, kiểm định GDNN theo tiêu chuẩn quốc tế là một xu thế cần được ủng hộ trong thời gian tới. Hình thức này ngoài mục đích thúc đẩy quá trình quốc tế hóa giáo dục nói chung, nâng cao tin cậy của xã hội đối với các cơ sở GDNN nói riêng. Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các trường, nâng tầm vị thế GDNN để đáp ứng kỳ vọng của xã hội, của quốc gia. “Khởi đầu kiểm định có nhiều khó khăn nhưng phải làm. Trung ương và thành phố cần đưa ra hướng dẫn cũng như chính sách phù hợp để công nhận, khuyến khích các trường tích cực tìm kiếm và tham gia kiểm định, xếp hạng quốc tế. TP.HCM nên đi đầu về kiểm định theo chuẩn quốc tế bằng cách giao cho các tổ chức tư vấn phù hợp nghiên cứu, chọn lọc, kết nối xây dựng chiến lược và hướng dẫn các trường CĐ tham gia kiểm định quốc tế. Đồng thời khuyến khích xây dựng các hình thức kiểm định mới như xếp hạng, định hạng để đa dạng hóa kiểm định, đáp ứng nhu cầu người học, doanh nghiệp”, TS. Lộc gợi ý.

Bài, ảnh: Trn Tri

Bình luận (0)