Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhân lên những mầm thiện

Tạp Chí Giáo Dục

Đu đn mi tháng mt ln, các cán b, giáo viên, nhân viên Trưng TH Tây H (qun Hi Châu, TP.Đà Nng) li t chc trao tng 200 sut ăn min phí cho ngưi nghèo ngay trưc khuôn viên cng trưng. Hot đng không ch là s s chia vi ngưi khó khăn mà còn góp phn trau di lòng nhân ái trong mi hc sinh, nhân lên nhng mm thin đáng quý.


M
i sut cơm dù giá tr nh nhưng giúp ngưi nghèo khó đ phn nào chi phí

S chia m áp

Tầm trưa, ngọn nắng gắt sau ngày cơn bão số 4 quét qua mảnh đất miền Trung dường như rát hơn thường lệ. Ngày cuối tuần nhưng cổng trường TH Tây Hồ vẫn rộng mở. Bên bàn bày sẵn các suất ăn trưa miễn phí, có rất đông giáo viên và cả học sinh, sẵn sàng trao cho các lao động nghèo đến nhận.

Bà Nguyễn Thị Lan (60 tuổi), quê ở Thừa Thiên – Huế hành nghề bán vé số dạo đưa tay quệt mồ hôi, nhận lấy suất cơm của mình và không quên nở nụ cười tươi để cảm ơn người đã trao cho bà suất ăn ấm nóng giữa ngày miền Trung mưa và se lạnh. “Tui bán vé số hơn chục năm rồi. Mỗi ngày siêng năng và may mắn thì cũng bán được 100 ngàn tiền lời, hôm mưa gió thì bán đâu được vài chục. Tuổi già, đi bộ dưới nắng mưa cực lắm. Được tặng một suất cơm là quý lắm, coi như hôm đó mình đỡ lo một khoản chi phí. Cơm của các thầy cô ở đây rất đầy đủ thịt, cá, rau lại còn ấm nóng nên ăn rất ngon”, bà Lan nói.


H
c sinh tham gia tng cơm min phí cho bà con khó khăn

Nhận cơm xong, bà Lan lùi lại nhường chỗ cho bà Nguyễn Thị Tình, quê tận Quảng Ngãi. Bà Tình làm nghề buôn đồng nát, một chiếc xe đạp cọc cạch treo một số ít chai lọ, bìa giấy carton… 15 năm theo nghề mưu sinh, chiếc xe đạp cùng bà lang thang khắp ngõ kiệt. Bà bảo, ngày gặp may thì mua đầy xe, lãi được dăm bảy chục ngàn, cũng có ngày chỉ kiếm được tiền mua suất cơm hay vài ba gói mì tôm. “Tháng mô tui cũng canh lịch phát cơm miễn phí ở trường ni để xin cơm. Bớt được đồng nào hay đồng đó. Cơm của các thầy cô ngon lại vừa có sữa nữa, người nghèo như tui đó là điều mơ ước khó đạt được nếu so với đồng tiền mình kiếm được mỗi ngày. Mưu sinh xa quê còn phải lo đủ thứ, từ thuê trọ đến tiền nuôi con ăn học ở quê… Nhận được suất ăn là tui vui lắm, cứ như hôm đó mình tràn đầy sức lực để tiếp tục công việc”.


Các giáo viên Trư
ng TH Tây H chun b ba ăn min phí cho ngưi nghèo

Hơn 3 năm nay, đều đặn mỗi tháng một lần, vào ngày cuối tuần, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường TH Tây Hồ lại tập trung tại căng tin nhà trường để nấu 200 suất ăn trưa, tặng cho lao động nghèo trên địa bàn. Thực đơn của các bữa ăn giữa các tháng luân phiên nhau như cơm, mì Quảng, bánh cuốn… kèm theo một hộp sữa. Dù bên cạnh bàn bày các suất ăn, có sẵn tấm bảng ghi kèm: “Ai cần thì nhận một phần. Ai thấy ổn xin nhường người khác” nhưng các giáo viên vẫn trực tiếp đứng trao đến tận tay bà con, gửi đến họ lời thăm hỏi sức khỏe và động viên tinh thần.

Ý tưng nhân văn

“Trao đi yêu thương s nhn v yêu thương. S vui gp nhiu ln khi lòng nhân ái mình trao gi s đưc ươm mm lên trong các thế h hc trò ca mình. Vì thế, trong các bui phát cơm, nhà trưng to điu kin cho các em hc sinh tham gia cùng. Ngưi giáo viên hnh phúc không ch vì ươm mm ch mà còn gieo lên trong các em nhng ht ging ca lòng trn”, cô Trương Th Hng Thanh – Hiu trưng Trưng TH Tây H bc bch.

Người đầu tiên đề xuất ra ý tưởng đó là thầy giáo Trương Vĩnh Đặng – giáo viên mỹ thuật của nhà trường. Thầy Đặng từng tham gia bộ đội, rời quân ngũ, thầy rẽ theo nghiệp giáo. Thầy bảo, ban đầu chỉ tham gia ủng hộ vài nhóm thiện nguyện để chia sẻ yêu thương với người nghèo. Sau đó, khi vô tình biết một bệnh nhân bị tai nạn cần hỗ trợ, vì không có nguồn kinh phí nên thầy đã “liều” bán đấu giá chính cây bonsai của mình để ủng hộ. “Mình không nghĩ sẽ bán được ngay. Lúc đó chỉ mong có ai đó mua để có thể giúp đỡ người khó khăn kịp thời. Thế mà bán được thật. Mình đã mạnh dạn chăm sóc và đấu giá thêm nhiều cây để gây quỹ từ đó”, thầy Đặng kể. Từ đó, việc chăm sóc bonsai để bán lấy kinh phí hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, mồ côi… diễn ra thường xuyên hơn. Ngày càng nhiều trường hợp được hỗ trợ thông qua hình thức này. Bữa ăn miễn phí cũng xuất phát từ đó. Theo thầy Đặng: “Đây không phải là mô hình mới, nhưng trong môi trường học đường thì không có nhiều. Tôi quyết định phát động và duy trì mô hình này trong trường học không chỉ nhằm mục đích chia sẻ với người khó khăn mà còn nhân lên trong học sinh những mầm thiện, để các em biết yêu thương, sẻ chia và trân quý hơn cuộc sống của mình. Tôi rất vui khi được các thầy cô giáo và Chi bộ nhà trường ủng hộ”. Thầy Đặng kể, bữa cơm đầu tiên do các thầy cô giáo trong trường đóng góp được 3 triệu đồng, số còn lại thầy bán cây bonsai của mình. Lòng nhân ái đó dần dần đã được lan tỏa rộng hơn đến các phụ huynh, các mạnh thường quân. Bếp đã đỏ lửa thường xuyên 3 năm nay.

Cô Trương Thị Hồng Thanh – Hiệu trưởng Trường TH Tây Hồ cho biết, 3 năm trước, thầy Đặng ngỏ ý mượn bếp ăn bán trú của trường để sử dụng một lần một tháng, vào những ngày cuối tuần để tổ chức nấu ăn miễn phí cho người nghèo. Nhận thấy mô hình này mang ý nghĩa nhân văn, nên Ban Giám hiệu, Chi bộ nhà trường không những đồng ý cho mượn bếp mà còn đồng hành cùng thầy Đặng, kêu gọi sự hỗ trợ của cán bộ, giáo viên trên tinh thần tự nguyện. Từ đó, mỗi tháng, kể cả trong thời gian nghỉ hè, trường đều tổ chức chương trình trao suất ăn miễn phí cho người lao động nghèo. Các giáo viên chia nhau luân phiên khoảng 10 người/lần, phân chia công việc lên thực đơn, đi chợ, chế biến thực phẩm, chia khẩu phần ăn. Chi phí cho chương trình bếp ăn miễn phí khoảng 5 triệu đồng/tháng. Số tiền này trích từ kinh phí do các giáo viên trong trường, phụ huynh, các mạnh thường quân tham gia đóng góp.

Phan L

Bình luận (0)

Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhân lên những mầm thiện!

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng đng tin t con heo đt tiết kim hay khon kinh phí kiếm đưc sau các m bánh t làm do các bn hc sinh Đà Nng gi đến Ban Ch đo phòng chng dch Covid-19 không ch  là món quà mà đó còn là nhng mm thin đưc ươm lên thế h tr v tình yêu thương và s c kết cng đng.

Em Lê Văn Anh Tài trích tin làm bánh flan đ ng h qu phòng chng dch Covid-19

1. Sáng cuối tuần, UBND phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà – Đà Nẵng) đón một vị khách đặc biệt. Đó là một cậu bé vừa tròn 10 tuổi – Huỳnh Nguyễn Minh Khang – học sinh lớp 4/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn. Cậu theo xe của mẹ cùng 4 bao gạo nặng 100kg. Số gạo này được trích từ khoản tiết kiệm heo đất suốt 3 năm qua của Khang. Hôm quyết định đập heo đất để mua gạo gửi lên phường tặng người nghèo, Khang đã cặm cụi viết một lá thư dài 2 trang giấy để gửi bố mẹ. Những dòng chữ xiên xiên, đôi chỗ còn sai lỗi chính tả nhưng đong đầy tình cảm với mong muốn góp một phần vào việc chống dịch Covid-19 kèm theo lời hứa sẽ chăm làm bài tập hơn. Chị Thanh Nguyên – mẹ Khang bộc bạch, gia đình luôn hướng cho cháu đến những điều thiện. Đây là lần thứ 2 Khang tham gia hoạt động thiện nguyện. Lần đầu cách đây tầm 2 tháng, Khang cùng mẹ và các bạn đã có chuyến đi thú vị, tặng quà cho các bạn nhỏ ở xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Khang chia sẻ: “Chuyến đi đó cháu rất vui. Ở đó cháu được gặp rất nhiều bạn nhỏ. Cháu được nghe mẹ và các cô chú kể về cuộc sống của các bạn ở đó. Cháu sẽ bỏ lại ống heo khác để dành tiền mua vở đem đến tặng cho các bạn ấy”.

Ông Cao Đình Hải – Chủ tịch UBND phường xúc động nói: “Mỗi sự đóng góp dù lớn hay nhỏ giữa những ngày cả nước chung tay chống dịch bệnh đều đáng quý. Chúng tôi rất vui với món quà của cháu Khang vì cháu vẫn còn nhỏ tuổi nhưng đã biết sống sẻ chia”.

2. Vài ngày trước, UBMTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng cũng đón một mạnh thường quân tuổi học trò. Con số 450 ngàn đồng không phải là số tiền lớn nhưng là một câu chuyện đầy cảm động về tấm lòng của cậu học trò lớp 7, Trường THCS Tây Sơn (quận Hải Châu) – Lê Văn Anh Tài. Trong suốt kỳ nghỉ kéo dài vì dịch Covid-19, vốn mê làm các món ăn nên Tài thường vào bếp chế biến đãi cả nhà. Một hôm mẹ khen món bánh flan do Tài tự làm ngon nên khuyến khích em làm nhiều để giới thiệu với bạn bè. Được mẹ động viên, Tài bắt tay vào làm bánh với dự định sẽ để dành tiền mua rubic – một món đồ chơi mà em rất mê. Mỗi ngày sau giờ học trực tuyến và hoàn thành các bài tập, Tài bắt tay vào làm bánh flan. Sau mỗi mẻ bánh được mẹ hỗ trợ giới thiệu và bán đi, em đều ghi lại số bánh và cả số tiền lãi kiếm được. 240 hộp bánh làm được từ ngày 30-3 đến 13-4, Tài tích cóp được 450 ngàn đồng. “Một chiều mẹ chở em đi ngang đường Trần Phú, nhìn thấy tấm bảng thông báo địa điểm ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19, em nghĩ mình nên đóng góp một chút gì đó để cùng các cô chú trên tuyến đầu đẩy lùi dịch bệnh, để em và các bạn được sớm đến trường trở lại như trước đây nên em quyết định dành số tiền đó để ủng hộ. Tuy nhiên hôm đó là ngày thứ bảy, mọi người nghỉ làm nên đến thứ hai thì em nhờ bố chở đến để ủng hộ”, Tài kể lại.

Không chỉ riêng Khang hay Tài, trong suốt những ngày chung tay chống dịch, xen lẫn giữa rất nhiều cái tên cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lớn, các trường, danh sách ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của UBMTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng còn có tên những em học sinh đã dành khoản tiền lì xì đầu năm mới, quỹ tiết kiệm heo đất, thậm chí là món tiền mua bánh sinh nhật của mình để ủng hộ. Những việc làm thiết thực đó, những nghĩa cử nhân văn ấy đã lan tỏa trong cộng đồng trong những ngày cả nước chung tay chống dịch…

Phan Vĩnh Yên