Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sửa lại những lỗi lầm non trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Chưa đến tui thành niên, nhiu tr vì mt lý do nào đó dn đến nhng vp ngã đu đi buc phi đưa vào trưng giáo dưng. tui “ăn chưa no, lo chưa ti”, các em đã đưc nhng thy cô giáo Trưng Giáo dưng s 3 – B Công an (huyn Hòa Vang, TP.Đà Nng) dn dt, cm hóa, tng bưc tìm li mình…


Thiếu tá Nguyn Duy Chung trăn tr v nhng hc sinh có hoàn cnh đc bit, thiếu thn tình cm gia đình

Nhng vết xưc

Mỗi trẻ thành niên đến với Trường Giáo dưỡng số 3 từ một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có một điểm chung là đã từng vi phạm pháp luật. Sẽ đơn giản nếu chỉ nhìn vào lỗi lầm của các em, nhưng đằng sau mỗi số phận đến với ngôi trường này đều có một câu chuyện cần quan tâm. Có những đứa trẻ hư vì một lý do nào đó xây xước tâm hồn khiến chúng từ đứa trẻ ngoan trở nên lầm lỳ, đi ngược lại những điều chúng mong muốn.

12 tuổi, H. đến từ Thừa Thiên – Huế có vẻ ngoài lầm lỳ, ít nói. Đôi mắt lẩn khuất một nỗi buồn khó tả. Thiếu tá Nguyễn Duy Chung nói, suốt một thời gian dài, H. luôn chống đối những quy tắc của lớp học, từ ném phấn lên bảng, không chép bài cho đến nhiều hành động phá rối khác mỗi khi giáo viên lên lớp. Thầy Chung cùng các thầy cô giáo đã dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, gợi mở để H. mở lòng. Câu chuyện H. kể khiến các thầy cô giáo rơi nước mắt. Bố mẹ H. ly hôn. H. sống cùng ông bà, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Mỗi ngày đến trường, bạn bè cùng trang lứa thường trêu đùa. Về nhà, H. ít được quan tâm. Từ đó, H. đâm ra chán ghét cuộc sống, ghét người thân, sa đà vào những trận chơi game. Để có tiền nướng vào những trận game quên đời đó, H. đã bỏ học và trộm cắp. “Với những đứa trẻ như H., vết xước tình cảm nhưng một hố sâu khó san lấp. Cần có sự bền bỉ và thật sự yêu thương mới có thể giúp các em vượt qua”, thầy Chung bộc bạch.

Tròn 16 tuổi, T. quê Quảng Trị cũng vào trường vì phạm tội trộm cắp tiền phục vụ cho việc chơi game. T. trầm tính, khó tiếp xúc trong lần đầu gặp mặt. Sinh ra trong gia đình có mẹ làm nông, ba làm nghề xây dựng, thường xuyên vắng nhà. Không được quan tâm, T. ham chơi và trong một lần đánh bạn vì sợ nên bỏ học. Có nhiều thời gian, T. vào các quán chơi game cho đến khi phải vào trường giáo dưỡng. “Ở đây em nhận ra sai lầm của mình. Có lần ba mẹ vào thăm, mẹ khóc rất nhiều. Em chỉ ước thời gian ở đây trôi qua thật nhanh để trở về, tiếp tục đến trường. Với em, ngày hôm qua là một nỗi buồn khó quên nhưng em sẽ cố gắng để ba mẹ không phải rơi nước mắt thêm lần nào nữa”, T. trải lòng.


Mt tiết hc ca hc sinh ti Trưng Giáo dưng s 3

17 tuổi, T. quê ở Đắk Lắk sớm mồ côi cha, mẹ đi xuất khẩu lao động. T. và em gái được mẹ gửi lại cho người dì. Chính vì được yêu thương, chiều chuộng nên T. đi lệch đường.

Chm li đ lng nghe

Thầy Chung bảo, trong suốt chặng đường hàng chục năm công tác ở Trường Giáo dưỡng, niềm trăn trở lớn nhất trong lòng thầy là nhiều phụ huynh ít dành thời gian cho con mình. Tâm tư của những đứa trẻ khi vấp ngã khiến những thầy cô ở trường thắt lòng. Tâm hồn các em sau những vấp ngã như cây non héo úa mọc trên mảnh đất cằn cỗi, cần kiên trì chăm sóc, tưới tắm mỗi ngày mới mong trở lại tươi xanh. Thầy Chung kể: “Sau thời gian được giáo dưỡng, nhiều học trò nhận ra sai lầm và sửa đổi. Đó là hạnh phúc của những người dẫn dắt. Nhưng cũng có nhiều trường hợp tiếp tục sa ngã sau khi trở về khiến chúng tôi cứ đau đáu mãi”. Nhiều đứa trẻ thiếu tình yêu thương của gia đình nên phát sinh tâm lý chán nản, chống đối. Vào trường, nhiều em nghĩ giáo viên là công an nên có cảm giác bị bó buộc. Giáo viên phải hết sức nhẹ nhàng và tâm lý để tránh cho các em những suy nghĩ tiêu cực.

Trung tá Trn Th Bích Ngc, Phó Hiu trưng Trưng Giáo dưng s 3, cho biết hin ti trưng qun lý, giáo dc 64 hc sinh, ch yếu t 14-16 tui. Ngoài hc văn hóa, hc sinh ca trưng còn đưc tư vn tâm lý, quan tâm đng viên như ngưi thân, dy ngh phù hp vi điu kin, trình đ văn hóa, năng lc s trưng và đ tui ca các em.

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, Trung tá Đặng Thị Hải Vân cho biết học sinh được đưa vào trường thường có hành vi vi phạm pháp luật như: gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, trộm cắp… Nhiều học sinh có hoàn cảnh hết sức đặc biệt, cha mẹ ly hôn, thiếu tình cảm gia đình. Cũng có những em vì điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá xa xôi nên người thân không thể đến thăm. Bù lại sự thiếu khuyết đó, các cán bộ, chiến sĩ luôn coi các em như con mình để gần gũi, động viên, tổ chức các hoạt động gắn kết tập thể để cho các em cảm giác được hòa nhập, được quan tâm. “Tôi nghĩ, cha mẹ cần chậm lại đôi nhịp trong cuộc sống tất bật để lắng nghe, chia sẻ cùng con. Quan tâm con mình nhiều hơn để con thấy mình vẫn có vị trí trong tim cha mẹ, thấy mình được yêu thương”, cô Vân nói.   

Hơn 20 năm gắn bó với công tác giáo dưỡng, cô Vân bảo, vui nhất và hạnh phúc nhất là nhiều học trò sau bước vấp ngã đã vững vàng đứng dậy, thành công. Nhiều trò thành đạt, đứng trên vị trí giám đốc công ty… Các em quay lại hỏi thăm và nói lời cảm ơn thầy cô đã uốn nắn trong quá khứ.

“Mỗi học trò đến với Trường Giáo dưỡng đều mang một vết xước trong lòng. Những cú vấp ngã đầu đời nếu mình không kịp thời nâng các em lên, nếu chỉ biết chỉ trích thì vô tình sẽ nhấn chìm xuống bao nhiêu ước mơ. Ở trường, mỗi người thầy, người cô vì thế đều tự nhắc mình như những người thân, người bạn, người đồng hành để cùng các em đứng dậy, sửa lại lỗi lầm và hướng đến tương lai”, cô Vân bộc bạch.

Phan Vĩnh Yên

 

 

Bình luận (0)