Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhiều di tích lịch sử, chùa được đưa vào tour du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Thay vì đón nhng đoàn khách ca các cơ quan, đoàn th theo hình thc “đến hn li lên” vào mi dp l k nim các s kin trng đi ca đt nưc, hin nay không ít di tích lch s đã đưc đưa vào các tour du lch phc v du khách trong và ngoài nưc mi khi đến TP.HCM. Đây là cách đ “đánh thc” nhng di tích lch s đang b “b quên”.


Đưa các di tích vào tour du lch giúp “đánh thc” di tích b “b quên”

Làm sng li di tích lch s

Thời gian qua, nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM đã đầu tư, tu sửa di tích lịch sử để phát triển thành sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của địa phương. Điển hình như tour “Hóc Môn – Vùng đất lịch sử”, ngoài những điểm đến mang tính chất vui chơi, giải trí còn đưa du khách được ngược dòng thời gian tìm về ký ức lịch sử với những địa điểm như: Di tích lịch sử cấp quốc gia Ngã ba Giồng, chùa Hoằng Pháp, đền Bình Nhan. Đối với người dân Hóc Môn, đền Bình Nhan là một trong những địa điểm ghi dấu ấn oai hùng. Thời chiến tranh, đình là nơi tập hợp những thanh niên tham gia cách mạng, tập trung về đây rồi đưa về Củ Chi. Vì vậy năm 2011, đình đã được công nhận là địa chỉ đỏ duy nhất của huyện này. Ông Cao Văn Châu  – Phó ban Nghi lễ đình Bình Nhan – cho hay, có thời gian dài đình bị hư hỏng, mối mọt nên Ban Nghi lễ xin phép chính quyền và người dân trong xã thống nhất trùng tu, tái thiết đình mới như bây giờ. “Chúng tôi đang kiến nghị TP xem xét công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp TP. Đây là điểm dừng chân để khai thác du lịch cả đường bộ lẫn đường thủy”, ông Châu cho biết.


Bà Nguyn Th Ánh Hoa – Giám đc S Du lch TP.HCM (th 7, t trái qua) cùng đoàn du khách tham quan chùa Giác Lâm qun Tân Bình

Trong khi đó, tour “Quận 12 – Còn bao điều mới lạ” đưa du khách đến những di tích lịch sử như: Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông, tu viện Khánh An… Đặc biệt, tu viện Khánh An đã được công nhận là di tích lịch sử cấp TP. Tu viện có kiến trúc độc đáo. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây là một trong những căn cứ bí mật, nơi ẩn náu của các chiến sĩ cách mạng và cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử hào hùng. Du khách đến địa phương này tìm hiểu về những di tích lịch sử sẽ thấy được quá khứ hào hùng của nhân dân quận 12 trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

Tìm li du xưa

Phù Châu Miếu, đình Thông Tây Hội, nhà thờ Hạnh Thông Tây được đưa vào tour du lịch “Gò Vấp – Trăm năm tìm lại dấu xưa”. Phù Châu Miến có tuổi đời gần 300 năm trên dòng sông Vàm Thuật, là một di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng. Từ năm 1992 đến nay, sau nhiều lần trùng tu, miếu nổi đã trở thành một ngôi miếu khang trang bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn theo kết cấu kiến trúc cổ kính mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa. Đình Thông Tây Hội còn lưu giữ hiện vật quý gồm các tác phẩm chạm khắc nghệ thuật như bao lam, hoành phi, câu đối và trang thờ… Đặc biệt, có một số bức hoành phi được xếp vào những bức hoành phi tiêu biểu trong các di tích kiến trúc nghệ thuật TP.HCM. Nhà thờ Hạnh Thông Tây tồn tại và phát triển gần 100 năm. Nhà thờ vẫn còn lưu giữ những giá trị kiến trúc ban đầu, góp phần bảo tồn sự phong phú di sản kiến trúc cổ đô thị tại TP.HCM.


Phù Châu Miế qun Gò Vp

Theo thng kê t Trung tâm Bo tn di tích TP.HCM, trên đa bàn TP hin có 185 di tích lch s, văn hóa, trong đó có 2 di tích quc gia đc bit, 58 di tích đưc xếp hng di tích cp quc gia và 125 di tích cp thành ph.

“Tân Bình – Biết bao điều thú vị” với những địa điểm nổi bật như: Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ – địa điểm gìn giữ rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử về lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ anh dũng kiên cường trong 30 năm chiến tranh (1945-1975). Địa điểm di tích nổi bật đó là chùa Giác Lâm với lối kiến trúc Á Đông và kiểu nhà rường truyền thống Việt Nam uyển chuyển và tinh tế. Đây là ngôi chùa cổ nhất Nam bộ với tuổi đời gần 300 năm – di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1988. Kiến trúc đặc sắc tiêu biểu cho chùa cổ Nam bộ với cấu trúc dạng chữ Tam. Hệ thống phù điêu, câu đối, liễn… được chạm khắc tinh xảo, trang trí các biểu tượng, đề tài phong phú tiêu biểu trong văn hóa Nam bộ.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM – cho biết, thời gian qua, Sở Du lịch TP.HCM đã triển khai chương trình mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng. Có thể thấy, điểm đến ở các quận huyện trong chương trình đa số là các di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Tuy nhiên, không phải điểm đến nào cũng đủ điều kiện đón khách và tính kết nối các sản phẩm du lịch giữa các quận huyện với nhau vẫn chưa có, rất khó để hấp dẫn du khách.

“Trong chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đã xác định sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử là một trong những sản phẩm chính. Sản phẩm mà các quận huyện và TP.Thủ Đức đã giới thiệu trong thời gian qua, Sở Du lịch TP sẽ chủ trì cùng các chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành và lãnh đạo địa phương xâu chuỗi lại, xác định, đánh giá và kết nối các điểm tham quan để trở thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của TP.HCM. Các sản phẩm du lịch này thực hiện theo vùng địa lý liên kết, nghĩa là những điểm đến lân cận nhau sẽ kết nối thành các tour, tuyến tham quan hấp dẫn. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tổ chức các sản phẩm du lịch theo chủ đề như: Chủ đề về nghi lễ, văn hóa dân gian; du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch lễ hội và du lịch ban đêm…

Thúy Kiu

Bình luận (0)