Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chăm lo tốt đời sống để giáo viên yêu nghề, yên tâm công tác

Tạp Chí Giáo Dục

Chính ph đã giao B GD-ĐT khn trương rà soát, sa đi quy đnh v ph cp ưu đãi giáo viên phù hp vi tình hình đt nưc và cân đi chung vi các ngành ngh khác. Các b, ngành, đa phương cn sm có gii pháp hiu qu gii quyết vn đ thiếu giáo viên, xây dng chính sách thu hút ngưi gii vào ngành sư phm.


Th tưng Phm Minh Chính phát biu trong l k nim 40 năm Ngày Nhà giáo Vit Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề cập điều này nhân dịp dự lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/ 20-11-2022) do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Nhiu thế h thy, cô đã cng hiến thm lng

Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, theo Thủ tướng, là dịp tri ân hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước và biết bao thế hệ thầy cô luôn cống hiến thầm lặng. Trong đó, có những thầy cô đã dâng cả tuổi xuân cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, tình nguyện trở thành người cha, người mẹ thứ hai của học sinh. Thủ tướng bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước, những người gánh vác sự nghiệp trồng người hết sức vinh quang và cao cả.

Thủ tướng cho rằng, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta. Trong những năm kháng chiến đầy cam go, ác liệt, các nhà giáo cách mạng với tâm huyết, trách nhiệm đã vượt bao gian nan, hiểm nguy để dựng trường, mở lớp, chăm lo cho sự nghiệp trồng người. Trong công cuộc đổi mới, xác định giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Chất lượng giáo dục phổ thông của nước ta những năm qua được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Học sinh Việt Nam đoạt nhiều giải cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Quản lý, quản trị ĐH có bước đổi mới, tự chủ ĐH được thúc đẩy, một số trường của Việt Nam được xếp vào top 500 trường ĐH tốt nhất châu Á và top 1.000 trường tốt nhất thế giới. Giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô, chất lượng; nhiều năm liền Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có thành tích cao nhất tại cuộc thi kỹ năng nghề ASEAN.

Để giáo dục tiếp tục phát triển, đối với đội ngũ nhà giáo, Thủ tướng cho rằng, mỗi thầy, cô phải xem nhiệm vụ giáo dục là cao cả; đặt toàn bộ tâm huyết, lương tâm, sự hiểu biết sâu sắc và trách nhiệm cao nhất vào công việc với phương châm xuyên suốt là “lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường làm nền tảng, thầy cô giáo làm động lực”. Các thầy cô còn truyền cảm hứng, chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng sự đa dạng, phát huy cao nhất sở trường, năng khiếu của mỗi học sinh.

“Tôi mong rằng các thầy cô luôn đề cao ý thức rèn đức luyện tài, tâm huyết, yêu nghề; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm; nâng cao trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo, có cách tiếp cận mới trong dạy và học; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ… mang lại luồng sinh khí, làn gió mới với sức thuyết phục cao trong mỗi bài giảng” – Thủ tướng gửi gắm.

Bên cạnh đó, các thầy cô phải như người cha, người mẹ thứ hai, thường xuyên quan tâm tới học sinh; khơi gợi, bồi đắp, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân – thiện – mỹ, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. Các thầy cô phải là tấm gương sáng cho học sinh.

Chăm lo tt đi sng giáo viên, thu hút ngưi gii vào sư phm

Rất nhiều nội dung mà Thủ tướng nêu ra đối với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong việc chăm lo đời sống giáo viên, để các nhà giáo yêu và gắn bó với nghề, yên tâm công tác.

“Trong giai đon phát trin mi ca đt nưc, tôi tin tưng rng vi n lc ln hơn, quyết tâm cao hơn, nhit huyết nhiu hơn, tinh thn đoàn kết và trách nhim hơn, đi ngũ các nhà giáo s khc phc mi khó khăn và thách thc, phn đu tr thành ngưi thy giáo tốt, thc s là hình mu cho ngưi hc”, Th tưng Phm Minh Chính.

Cụ thể, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến đội ngũ giáo viên phù hợp với thực tiễn, tương xứng với lao động đặc thù của nhà giáo. Chăm lo tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là cho giáo viên mầm non, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên giảng dạy các ngành nghề đặc thù để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và cống hiến. “Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định về phụ cấp ưu đãi giáo viên phù hợp với tình hình đất nước và cân đối chung với các ngành nghề khác” – Thủ tướng cho biết.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là chuyên gia đầu ngành ở các trường ĐH, viện nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên trong thời gian tới. Sớm có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non. Tuyển dụng đủ số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng chính sách thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.

Bên cạnh đó, tiếp tục chủ động quán triệt, triển khai hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục – đào tạo, nhất là Nghị quyết số 29 (về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo) bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Hoàn thiện cơ chế chính sách, triển khai tự chủ giáo dục theo lộ trình nhưng vẫn phải bảo đảm tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận với nền giáo dục của nước nhà, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tích cực đổi mới sáng tạo.

Các bộ, ban, ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục dành cho ngành giáo dục sự quan tâm sâu sắc, sự hỗ trợ hiệu quả, thiết thực hơn nữa. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, đảm bảo cơ sở vật chất trường học cũng như điều kiện tốt nhất cho công tác dạy – học; giải quyết tình trạng thiếu trường lớp, nhất là ở các khu công nghiệp và thành phố lớn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế khó khăn…

Mê Tâm

Bình luận (0)